Bệnh rối loạn tuần hoàn não có nguy hiểm không?
“Rối loạn tuần hoàn não có nguy hiểm không” là câu hỏi rất nhiều người quan tâm bởi số lượng người mắc căn bệnh này đang ngày càng gia tăng. Triệu chứng của rối loạn tuần hoàn não rất mờ nhạt, diễn tiến trong thời gian lâu dài và khá chung chung nên mọi người thường chủ quan. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, rối loạn tuần hoàn não có thể gây nên nhiều biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng.
Rối loạn tuần hoàn não là bệnh gì?
Trong cơ thể con người, não bộ là một trong những cơ quan quan trọng nhất, chi phối hoạt động của toàn bộ cơ thể. Dù chỉ có khối lượng rất nhỏ nhưng lại cần tới gần 20% lượng máu bơm từ tim để có thể hấp thu chất dinh dưỡng và oxy để có năng lượng hoạt động. Quá trình đưa máu đi đến khắp các tế bào trong não gọi là tuần hoàn não.
Đối với người bình thường, lưu lượng máu lưu thông vào khoảng 55ml máu/100g não/ phút. Khi lưu lượng giảm, ở mức dưới 200ml/100g não/phút sẽ dẫn đến tình trạng não bị thiếu máu, gọi là rối loạn tuần hoàn não.
Khi không có đủ lượng máu cần thiết, não sẽ không đủ chất dinh dưỡng và oxy để đảm bảo quá trình trao đổi chất, dẫn đến các tế bào não bị tổn thương, chức năng não bị suy giảm hoặc ngưng trệ.
Bệnh rối loạn tuần hoàn não thường gặp ở người cao tuổi
Rối loạn tuần hoàn não thường gặp ở những người cao tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ, người có tiền sử xơ vữa động mạch, người thường xuyên phải lao động trí óc mệt mỏi,... Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa trong cuộc sống ngày nay.
Các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh rối loạn tuần hoàn não
Ngày nay, rối loạn tuần hoàn não không chỉ xảy ra ở người già mà còn rất phổ biến ở người trẻ với nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau.
Các triệu chứng và nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não ở người già
Đau đầu kéo dài, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, dễ bị té ngã khi thay đổi tư thế đột ngột, buồn nôn và nôn, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm khó ngủ lại… Suy giảm trí nhớ, nhanh quên, khả năng tập trung – chú ý kém, thường xuyên bị tê bì, nhức mỏi chân tay
Nguyên nhân rối loạn tuần hoàn máu não ở người già chủ yếu do xơ vữa thành mạch máu hay do thoái hóa đốt sống cổ làm hẹp lòng mạch, máu khó lưu thông. Ngoài ra, khi tuổi tác cao, các cơ quan khác trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa cũng bị lão hóa, dẫn đến quá trình lưu thông máu giảm, do chế độ dinh dưỡng và tập luyện thiếu hụt, chưa khoa học…
Các triệu chứng và nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ
Các biểu hiện thường gặp nhất về thiếu máu não ở người trẻ tuổi có thể là: đau đầu, ù tai, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu do lưu lượng máu não giảm, giảm khả năng tập trung, ghi nhớ vào những việc đang xảy ra, hay nhầm lẫn, tính tình dễ nổi nóng, cáu gắt hơn và thay đổi cảm xúc một cách thất thường, cơ thể mệt mỏi, luôn luôn trong trạng thái “cạn năng lượng” ngay cả trong những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, da xanh xao nhợt nhạt. Tê bì nửa người hoặc tay chân.
Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ chủ yếu là do lối sống không lành mạnh, thường xuyên phải lao động trí óc căng thẳng, với cường độ và áp lực cao, ngủ không đúng giờ giấc, lười vận động, béo phì, thừa cân, chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều dầu mỡ,...
Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tuần hoàn não
Rối loạn tuần hoàn não ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Mặc dù, bệnh chỉ là trạng thái nhất thời, xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh, thường hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và có xu hướng lặp lại nhiều lần, thường gặp ở những người đứng tuổi, đặc biệt ở người lao động trí óc. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến các triệu chứng suy giảm trí nhớ, khó tập trung vào công việc, thường xuyên cáu gắt, mệt mỏi,… Đặc biệt, rối loạn tuần hoàn não có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:
- Đột quỵ: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có khả năng gây tàn tật, sa sút trí tuệ và xếp thứ 3 trong số các bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất. Tình trạng này xảy ra khi có cục máu đông làm tắc mạch máu hoặc mạch máu não bị vỡ, máu tràn ra làm tổn thương những mô não, khiến các tế bào thần kinh ở khu vực đó hoại tử.
Hậu quả là suy giảm các chức năng cơ thể, dẫn tới những di chứng như: Liệt, méo miệng, mờ mắt, mất trí nhớ,… Mức độ nghiêm trọng của các di chứng tùy thuộc vào sự tổn thương não cũng như thời gian xử trí đột quỵ. Một số người có thể bình phục hoàn toàn nếu như được cấp cứu kịp thời, nhưng có nhiều trường hợp bị khuyết tật lâu dài, thậm chí tử vong do đột quỵ.
Ngày nay, đột quỵ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà cũng có thể gặp nhiều ở người trẻ khi bị thiếu máu não kéo dài.
- Thiếu oxy não: Xảy ra khi phần não không được cung cấp đủ oxy ngay cả khi lưu lượng máu vẫn ở mức bình thường. Người bị thiếu oxy não thường có biểu hiện hay mơ màng hoặc nhầm lẫn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do: Nghẹt thở, thay đổi độ cao, các bệnh về phổi, thiếu máu,... Nếu không sớm xử trí, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí tử vong.
- Phù não: Xảy ra do sự tích tụ máu bên trong hộp sọ, từ đó làm tăng áp lực nội sọ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào não.
- Động kinh: Rối loạn tuần hoàn não nếu kéo dài có thể dẫn đến động kinh với những triệu chứng như: Co giật, cứng cơ, suy giảm trương lực cơ, mất ý thức,…
- Chứng liệt não: Biểu hiện ở trí nhớ, khả năng suy nghĩ có xu hướng giảm từ từ, ngoài ra không kèm thêm triệu chứng gì khác.
Phương pháp phòng ngừa và điều trị rối loạn tuần hoàn não
Phương pháp điều trị rối loạn tuần hoàn não
Rối loạn tuần hoàn não do nhiều nguyên nhân và có nhiều mức độ triệu chứng khác nhau nên để giải quyết tận gốc căn bệnh này cần dựa trên chính nguyên nhân gây bệnh. Mục tiêu điều trị chính xoay quanh nguyên lý cải thiện lưu lượng máu lên não. Đa phần các trường hợp rối loạn tuần hoàn não được điều trị bằng thuốc, chia làm các nhóm điều trị dựa trên căn nguyên gây bệnh như:
- Nhóm thuốc cải thiện tuần hoàn não.
- Nhóm thuốc hạ huyết áp.
- Nhóm thuốc giảm đau.
- Nhóm thuốc chống đông máu và kết tập tiểu cầu.
Một số các loại thuốc khác có thể được sử dụng như thuốc kháng Histamin H1 (Cinnarizin), thuốc tăng cường chuyển hóa các tế bào thần kinh, thuốc cải thiện khả năng dẫn truyền thần kinh (Piracetam, 3B,...) hay thuốc làm giảm cholesterol (Rosuvastatin, Atorvastatin),…Khi sử dụng các loại thuốc tây y, cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Thuốc thường được dùng cho những người có ít hơn 50% động mạch bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp. Với những trường hợp mức độ hẹp của động mạch nặng 70% trở lên, có thể cần can thiệp phẫu thuật cắt nội mạc động mạch cảnh hoặc đặt stent.
Ngoài ra, hiện nay có nhiều bài thuốc Đông y sản xuất tại các công ty lớn uy tín, an toàn, có thể sử dụng lâu dài để hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Một trong số đó là thuốc Hoạt huyết thông mạch P/H được phát triển từ bài thuốc cổ phương nghìn năm tuổi Tứ vật thang gia giảm.
Thuốc có công dụng vừa dưỡng huyết vừa hoạt huyết hóa ứ của bài thuốc. Trong đó, nổi bật là tác dụng làm giãn mạch máu, giảm sức cản thành mạch, ức chế ngưng tập tiểu cầu và chống hình thành huyết khối, từ đó cải thiện tình trạng vi tuần hoàn, làm tăng lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan tim, đặc biệt là tim và não, phòng chống tích cực tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, tuần hoàn vành và tuần hoàn ngoại vi, chống viêm, giảm đau mạnh.
Chế phẩm thuốc hoạt huyết thông mạch đã lưu hành trên thị trường hơn 15 năm, đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu của bộ Y tế, lưu hành tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Dự phòng bệnh rối loạn tuần hoàn não
Bởi vì rối loạn tuần hoàn não có thể mang lại nhiều hệ quả nghiêm trọng nên việc phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não rất quan trọng. Phương pháp dự phòng chủ yếu dựa trên việc tuân thủ lối sống lành mạnh về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý, với những lưu ý sau:
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức, tùy theo tình trạng sức khỏe mà lựa chọn các môn thể thao phù hợp. Duy trì cân nặng hợp lý.
- Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, nên ăn nhiều trái cây, rau, đậu, cá và ngũ cốc, hạn chế ăn các loại thịt đỏ hoặc mỡ động vật.
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản.
- Tránh xa thuốc lá, hạn chế rượu bia.
- Không nên làm việc trí óc liên tục trong 2 giờ, nên có thời gian nghỉ ngơi tối thiểu từ 10-15 phút giữa những giờ làm việc căng thẳng. Hạn chế sử dụng điện thoại, tivi nhiều giờ liền.
Ngoài ra, rối loạn tuần hoàn máu não có triệu chứng gần giống với các triệu chứng mệt mỏi đơn thuần, khiến cho chúng ta thường không chú ý. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mỗi người nên có thói quen thăm khám sức khỏe định kì để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị hợp lý.
BS CKII.Thu Trang