Bị đau đầu kéo dài nhiều ngày là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Đau đầu là tình trạng có thể xảy ra thường xuyên với bất kì ai, từ mức độ nhẹ đến nặng, có thể là đau một bên hoặc cả đầu. Thông thường, cơn đau đầu xuất hiện trong thời gian ngắn, thoáng qua rồi biến mất nhưng ở một số người, nó kéo dài vài tháng, thậm chí đến cả năm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như là cảnh báo của một bệnh lý nào đó.
Đau đầu kéo dài là gì?
Đau đầu mãn tính hay đau đầu kéo dài là tình trạng thời gian đau đầu kéo dài từ 2-3 ngày liên tục hoặc có thể kéo dài nhiều hơn 15 ngày trong tháng.
Tình trạng đau đầu kéo dài này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ người già đến trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm suy nhược cả về sức khỏe thể chất lẫn tâm sinh lý của người bệnh.
Triệu chứng đau đầu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Các nguyên nhân gây đau đầu
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân của tình trạng đau đầu kéo dài, tuy nhiên cho đến hiện tại không có báo cáo khoa học nào chỉ rõ đâu mới là nguyên nhân chính. Các tác nhân gây ra đau đầu có thể kể đến như:
- Bị cảm cúm
- Làm việc với cường độ lớn, căng thẳng kéo dài
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc
- Thay đổi thời tiết
- Sử dụng các đồ uống kích thích như caffein, rượu, bia,...
- Môi trường ô nhiễm không khí, tiếng ồn, âm thanh lớn.
- Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới: Nồng độ estrogen bị biến động ở phụ nữ mang thai, trong thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
- Sử dụng các loại thuốc gây tác dụng phụ là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
- Tuổi tác, di truyền.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau đầu kéo dài
Đau đầu kéo dài cảnh báo bệnh gì?
Nhóm bệnh gây đau đầu kéo dài không nguy hiểm
– Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não (rối loạn tuần hoàn não)
Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng lưu lượng máu lưu thông lên não ít, làm tế bào não thiếu chất dinh dưỡng và oxy để hoạt động bình thường. Gồm các triệu chứng như đau đầu có tính chất lan tỏa, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay tê bì,…
– Đau đầu vận mạch hay rối loạn vận mạch não
Là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến, đặc điểm là tái diễn từng cơn, có khi bên phải có khi bên trái, từ vừa đến nặng… Bệnh thường gặp ở phụ nữ ở tuổi trung niên, xuất hiện vào buổi sáng. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và sinh hoạt hàng ngày.
– Tăng nhãn áp
Rối loạn điều tiết ở mắt và một số bệnh lý khác của nhãn cầu có thể làm đau đầu một cách dữ dội, biểu hiện đỏ mắt và suy giảm thị lực.
Nhóm bệnh gây đau đầu kéo dài nghiêm trọng
-Khối u não
Người bệnh khối u não thường bị đau đầu dai dẳng rất lâu khỏi, xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, tăng dần đến mức dữ dội, chưa từng thấy. Ngay cả giai đoạn muộn hơn, bệnh còn kèm theo các triệu chứng khác, cần chụp CT scan não hoặc MRI để xác định rõ bệnh.
– Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Khi đau đầu kèm theo nôn mửa, thay đổi ý thức, mất thăng bằng, giảm thị lực và cả khả năng nói, tê vùng hoặc toàn thân là dấu hiệu của tai biến. Đột quỵ vô cùng nguy hiểm, có thể tử vong hoặc để lại nhiều di chứng như tổn thương não, liệt nửa người, mất trí nhớ, mất khả năng ngôn ngữ,...
Phân biệt các dạng đau đầu kéo dài thường gặp
Đau đầu kéo dài có nhiều loại khác nhau như: Đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu, đau đầu chuỗi từng cơn, đau nửa đầu liên tục. Mỗi loại lại có cảm giác và mức độ đau khác nhau.
- Đau đầu kéo dài do căng thẳng: Đau cả hai bên đầu, cường độ nhẹ, cảm giác có áp lực đè lên hai bên thái dương.
- Đau nửa đầu: Chỉ kéo dài 1 bên đầu trái hoặc phải. Cường độ trung bình đến nặng, cảm giác đau nhói, khó chịu, có thể kèm triệu chứng nôn hoặc buồn nôn.
- Đau đầu chuỗi (từng cơn): Xảy ra theo từng cơn. Cường độ đau tương đối lớn và có khả năng kéo dài từ vài tuần đến cả tháng.
- Đau nửa đầu liên tục: Cơn đau ở 1 bên, xảy ra liên tục không ngừng. Cường độ đau dữ dội. Có thể kèm các triệu chứng mắt đỏ, nghẹt mũi hoặc sổ mũi, cảm giác bồn chồn,...
Các triệu chứng đau đầu kéo dài có thể xảy ra thường xuyên và khó điều trị. Vì vậy, cần phát hiện sớm, tích cực điều trị ngay từ đầu để kiểm soát tốt bệnh, giúp người bệnh giảm bớt khó chịu.
Phương pháp chẩn đoán đau nửa đầu
Khi khám tại bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh 1 số câu hỏi để xác định tình trạng sức khỏe, triệu chứng thường gặp, tiền sử bệnh và các loại thuốc đang sử dụng.
Một số xét nghiệm và kỹ thuật sẽ được thực hiện khi đi khám đau đầu kéo dài như:
- Chụp MRI: Kỹ thuật này sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết của não và cách mạch máu não nhờ từ trường và song vô tuyến. Từ hình ảnh chụp não, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng đau nửa đầu, đồng thời còn giúp phát hiện được nhiều bệnh lý khác ở não như khối u, xuất huyết trong não, nhiễm trùng…
- Chụp CT: Tia X sẽ tạ ra hình ảnh cắt ngang chi tiết não bộ của người bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ xem xét được tình trạng bệnh cũng như phát hiện được một số bất thường khác như sự xuất hiện của khối u, tổn thương não, nhiễm trùng…
Phương pháp điều trị đau đầu kéo dài
Phác đồ điều trị đau đầu kéo dài phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây bệnh. Trong trường hợp không thể xác định cụ thể nguyên nhân đó là gì thì sẽ tập trung điều trị triệu chứng và hệ quả mà cơn đau đầu mang lại.
Các loại thuốc thường dùng do đau đầu kéo dài
Các loại thuốc có thể sử dụng để giảm đau đầu kéo dài thường là:
- Thuốc giảm đau, như paracetamol
- Thuốc chẹn beta.
- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), bao gồm ibuprofen và naproxen. Những loại thuốc này cần giới hạn liều lượng dùng, vì chúng có nguy cơ dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi.
- Thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm
Lưu ý rằng các loại thuốc tây y chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, đảm bảo uống đúng liều lượng, đúng thời gian và không lạm dụng thuốc. Ngoài ra, các loại thuốc trên đều chỉ là thuốc giải quyết triệu chứng chứ không giúp khỏi đau đầu hoàn toàn do không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Sử dụng thảo dược giúp tăng lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đau đầu an toàn, hiệu quả
Khác với phương pháp điều trị đau đầu bằng tây y, y học cổ truyền coi đầu có quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác của cơ thể và tất cả các cơ quan đều có trách nhiệm nuôi dưỡng nó. Đầu kết nối với các cơ quan bên trong thông qua hệ thống kinh lạc mạch, khi các yếu tố gây bệnh ở bên ngoài hoặc bên trong cản trở sự vận hành của kinh mạch, làm xáo trộn nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho đầu, làm tắc các khiếu, đau đầu sẽ xảy ra.
Bởi vậy, y học cổ truyền điều trị chứng đau nửa đầu với phép điều trị gồm bình can, khu tà và thông kinh lạc. Một trong các bài thuốc hay được sử dụng giúp thông kinh lạc, bổ máu, hoạt huyết đó chính là bài thuốc Tứ vật thang có trong thuốc thảo dược Hoạt huyết thông mạch P/H.
Trong lâm sàng, Hoạt huyết thông mạch P/H được dùng cho các trường hợp thiểu năng tuần hoàn não gây các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt chóng mặt, giảm trí nhớ, mất thăng bằng, sạm da, mệt mỏi. Dùng để bổ huyết trong trường hợp huyết hư, các trường hợp chân tay tê bì, nhức mỏi chân tay, đau vai gáy,... rất hiệu quả.
Liệu pháp không dùng thuốc
Phương pháp điều trị chứng đau đầu kéo dài không chỉ có thuốc. Bên cạnh các toa thuốc giảm đau, bạn còn có thể chấm dứt tình trạng đau đầu kéo dài bằng một số biện pháp khắc phục khác, chẳng hạn như:
- Châm cứu: liệu pháp điều trị đau đầu kéo dài bằng cách đâm những cây kim mỏng như sợi tóc vào một số vị trí cụ thể trên cơ thể, gọi là huyệt đạo.
- Massage: xoa dịu tình trạng căng thẳng về cả mặt tinh thần lẫn thể chất.
- Kích thích dây thần kinh chẩm: một phương pháp phẫu thuật mà trong đó, một thiết bị chuyên dụng nhỏ được đặt ở đáy hộp sọ của bạn. Thiết bị gửi các tín hiệu xung điện đến dây thần kinh chẩm của bạn, từ đó làm giảm bớt cường độ đau đầu ở một số người.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng đau đầu kéo dài tái phát, người bệnh cũng cần rèn luyện một thói quen sống lành mạnh như nghỉ ngơi hợp lý, không suy nghĩ nhiều, không ngồi máy tính quá lâu, ngủ sâu, uống nhiều nước, tập thể dục, tắm nước nóng và có chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất như sắt, magiê, hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn...