Thiểu năng tuần hoàn máu não cần bổ sung những vi chất dinh dưỡng gì?

Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu chủ yếu hiện nay là do cơ thể thiếu hụt các vi chất và yếu tố tạo máu. Khi đó, thiếu máu xảy ra kèm suy nhược cơ thể, người xanh xao mệt mỏi… Giải pháp hữu ích nhất là bổ sung các vi chất cấu tạo lên tế bào hồng cầu để quá trình tạo máu diễn ra ổn định.

Để cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh được khuyến cáo bổ sung các chất sau:

1.Sắt

Sắt là một nguyên tố hoá học có trong tự nhiên, có nhiều vai trò đối với tự nhiên và cả cơ thể sống. Trong cơ thể, sắt tồn tại dưới dạng liên kết ổn định với protein và phân bố ở nhiều loại tế bào cơ thể.

Được xem là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng, sắt thực hiện chức năng: tổng hợp hemoglobin,myoglobin và nhiều enzyme khác. Trong đó, hemoglobin là một loại protein trong hồng cầu giúp vận chuyển và trao đổi CO2 giữa máu và tế bào, từ đó duy trì sự sống.

Quá trình hấp thu sắt xảy ra nhiều ở dạ dày và đoạn đầu ruột non.

Có thể thấy, sắt là nguồn nguyên liệu cần thiết trong tạo máu. Thiếu hụt sắt khiến sự hình thành hemoglobin suy giảm, gây thiếu hồng cầu và thiếu máu lên não. Thiếu sắt trong thời gian dài cũng gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác lên màng tế bào, acid nucleic hay các enzym khác.

Do vậy, người bị thiếu máu não cần bổ sung sắt đầy đủ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu sắt mỗi ngày của nam giới và nữ giới trưởng thành là 1mg và 1.6-2mg. Ở phụ nữ có thai, nhu cầu sắt tăng lên, khoảng 45mg mỗi ngày.

2. Vitamin B

Vitamin B là tên gọi chung để chỉ một nhóm các vitamin tan trong nước. Vitamin nhóm B có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, nhất là ở bệnh nhân thiếu máu não do khả năng tham gia hình thành hồng cầu. Vitamin B6, vitamin B9 và vitamin B12 (folate) là 3 vitamin thực hiện chức năng này.

Vitamin nhóm B hỗ trợ chuyển hoá đường, đạm và chất béo cho cơ thể.

Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp được các vitamin nói trên. Để đảm bảo các hoạt động sinh hoá của cơ thể diễn ra ổn định, cần cung cấp chúng từ các nguồn dinh dưỡng bên ngoài.

Bổ sung đầy đủ các vitamin B giúp tăng khả năng tạo máu, đảm bảo lượng máu cần thiết cho các tế bào. Ngoài ra, vitamin B cũng góp phần cải thiện sức khỏe não bộ, duy trì năng lượng và hạn chế thoái hóa thần kinh hiệu quả.

3. Kẽm

Giống như sắt, kẽm là nguyên tố hoá học tìm thấy trong tự nhiên và cũng là nguyên tố vi lượng thiết yếu. Trong cơ thể, kẽm thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Đối với quá trình tạo máu, kẽm được xem như một coenzym giúp tổng hợp nhân hem của hemoglobin.

Kẽm có hàm lượng cao trong thịt đỏ, các loại hạt, cây họ đậu, trứng…

Kẽm cũng tham gia vào phát triển não bộ và dẫn truyền thần kinh. Vùng đồi hải mã (vùng trung tâm bộ nhớ) có hàm lượng kẽm rất cao. Ngoài ra, nguyên tố này cũng giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu chuyển hóa các nguyên tố khác.

Có thể thấy, lượng kẽm trong cơ thể có liên quan đặc biệt tới lượng máu cũng như tình trạng não bộ. Bổ sung kẽm qua thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày là giải pháp an toàn, hiệu quả nhất.

4. Chất chống oxy hoá

Thiếu máu lên não còn được xác định xảy ra do khả năng vận chuyển máu suy yếu hoặc tế bào não bị thoái hoá. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do hiện tượng oxy hóa, tăng sinh các gốc tự do gây lão hoá tế bào.

Hiện nay, chưa có giải pháp nào đẩy ngược lão hoá song các biện pháp chống lão hoá lại mang lại nhiều tích cực. Theo đó, các chất chống oxy hoá như các vitamin (A, E, C), omega, polyphenol, beta-caroten… có trong thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân thiếu máu não.

Các thực phẩm giúp máu lưu thông lên não

Các chất nói trên có thể được cung cấp cho cơ thể dưới nhiều dạng khác nhau. Trong đó, bổ sung qua chế độ ăn uống được đánh giá là an toàn, đơn giản mà vẫn có hiệu quả tích cực.

Các món ăn giúp khắc phục triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu

1. Các loại cá biển

Dầu cá hồi có chứa lượng omega cao do đó được khuyến khích sử dụng cho nhiều đối tượng.

Cá biển là một trong những loại hải sản được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Chúng có giá trị dinh dưỡng cao, bao gồm: khoáng chất, omega 3-6-9, DHA và nhiều loại vitamin.

Một nghiên cứu cho thấy 100g cá biển có chứa 64mg canxi, 1.2mg sắt; 2.75mg kẽm… Sử dụng cá biển không chỉ giúp bổ sung sắt cho cơ thể một cách tự nhiên mà góp phần còn cải thiện chức năng não bộ, tăng cường trí nhớ.

Các loại cá biển thích hợp cho người thiếu máu não phải kể đến: cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích…

2. Các loại tôm

Tôm là loài động vật có vỏ được chế biến và tiêu thụ với số lượng lớn trên thế giới. Tôm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, thích hợp cho nhiều đối tượng. Trong tôm chứa nhiều protein, omega, các khoáng chất và astaxanthin. Trong đó, astaxanthin là chất có đặc tính chống oxy hoá, chống viêm và ngăn ngừa tổn thương tế bào não hiệu quả.

Theo nghiên cứu, bổ sung 300mg tôm mỗi ngày giúp giảm cholesterol xấu xuống 13% và tăng cholesterol tốt lên 12%. Điều này giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, tình trạng thoái hóa não hay các biến chứng thần kinh khác. Một số loại tôm nên dùng là: tôm sú, tôm he, tôm thẻ, tôm hùm, tôm càng xanh, tôm lớt…

3. Các loại rau lá đậm

Vitamin có nhiều trong các loại rau lá đậm, đặc biệt là vitamin B9 và vitamin B12. Hàm lượng vitamin B9 cao nhất được tìm thấy ở rau bina (cải bó xôi), trong đó:41% trong 85g rau sống, 31% trong 86g rau nấu chín.

Ngoài ra, các loại rau lá đậm khác như bông cải, súp lơ xanh, rau cải, bắp cải, xà lách… cũng chứa lượng vitamin nhóm B khá cao. Đồng thời, trong các loại rau này cũng chứa các chất chống oxy hoá và nhiều nguyên tố vi lượng.

Sử dụng rau lá đậm trong bữa ăn hàng ngày không chỉ cải thiện tình trạng thiếu máu não mà còn hỗ trợ tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ khác.

4. Các loại hạt

Bên cạnh nguồn vitamin từ rau lá đậm, người bệnh cũng có thể bổ sung chúng qua các loại hạt. Một số loại cũng chứa nguồn chất xơ và protein phong phú, không chỉ tốt cho não bộ mà còn tốt cho tim mạch.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, sử dụng các loại hạt thường xuyên giúp cải thiện nồng độ cholesterol, ngăn ngừa hình thành gốc tự do và chống lão hoá. Một số loại hạt được khuyên sử dụng là: hạt óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt macca, đậu phộng…

5. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc là tên gọi chỉ nhóm các loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng nhiều trong đời sống. Ngũ cốc nguyên hạt gồm các hạt chỉ loại bỏ lớp vỏ, còn nguyên dạng hạt với 3 lớp: lớp cám, lớp mầm và nội nhũ.

Ngũ cốc nguyên hạt được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao hơn ngũ cốc thông thường. Chúng là nguồn cung cấp các chất xơ, vitamin B, sắt, acid folic, magie, kali và selen… Theo đó, ăn ngũ cốc nguyên hạt là giải pháp giúp nâng cao sức khoẻ, tốt cho tiêu hoá hiệu quả, rất phù hợp cho người bệnh thiếu máu não.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt người bệnh nên sử dụng là: lúa mạch, lúa mạch đen, ngô, spelt, gạo lứt, kê, yến mạch…

6. Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ nói chung chứa hàm lượng sắt tương đối cao, từ 1.2 – 2.7mg sắt trong mỗi 100g thịt. Ngoài ra, trong thịt đỏ cũng chứa nhiều kẽm, selen và một vài vitamin nhóm B.

Do đó, thịt đỏ là khẩu phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, nhất là ở người thiếu máu não. Các loại thịt đỏ hay được dùng là: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê…

Cần kiểm soát lượng thịt đỏ vào cơ thể. Sử dụng thịt đỏ quá thường xuyên không được khuyến cáo do tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gout.

7. Gan động vật

Gan là phần nội tạng lớn nhất trong cơ thể động vật. Trước đây, gan là thực phẩm phổ biến và quý hiếm do mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao.

Theo nghiên cứu, trong mỗi 100g gan động vật cung cấp 3.5% nhu cầu vitamin B12, 65% nhu cầu folate và 80% nhu cầu sắt hàng ngày… Do vậy, ăn gan động vật thực sự giúp bổ sung nguyên liệu tạo máu cho cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, nên kiểm soát khẩu phần gan hàng ngày do gan có thể làm tăng nguy cơ tăng cholesterol trong máu.

Gan động vật cũng không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai và người bị bệnh gout.

8. Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành

Đậu nành (còn được gọi là đỗ tương) là một loại thực vật bản địa của Đông Á thuộc họ Đậu. Đậu nành là thực vật giàu protein bậc nhất, được sử dụng làm thực phẩm rộng rãi trong đời sống.

Trong đậu nành cũng chứa nhiều muối khoáng, vitamin và các enzym. Dùng đậu nành thường xuyên giúp bảo vệ tim mạch, chống oxy hoá tế bào, ngăn ngừa thoái hoá.

Các chế phẩm từ đậu nành bao gồm: váng đậu, đậu phụ, tào phớ, dầu đậu nành, sữa đậu nành…

9. Quả mọng

Quả mọng là tên gọi chung của các loại quả tròn, nhỏ, mềm, mọng nước với nhiều màu sắc khác nhau. Quả mọng thường có vị chua hoặc ngọt, được dùng để tráng miệng hoặc làm mứt.

Theo nghiên cứu, quả mọng chứa lượng lớn polyphenol và vitamin C. Đây là những chất có khả năng ngăn ngừa lão hoá hiệu quả. Ngoài ra, trong quả mọng cũng chứa chất xơ và một số vitamin.

Theo đó, quả mọng giúp cung cấp dinh dưỡng, hạn chế thoái hoá, bảo vệ mạch máu và phòng ngừa ung thư. Người bị thiếu máu lên não nên sử dụng các loại quả mọng như: nho, việt quất, mâm xôi, dâu tây, kỷ tử, acai, cherry…

10. Trứng gà

Trứng gà được dùng rộng rãi trong nhiều món ăn mặn, ngọt khác nhau.

Hàm lượng dưỡng chất trong trứng gà tương đối cao và phong phú. Trong 100g trứng gà có chứa 14.8g protein, 47mcg folate, 1.3mcg vitamin B12, 2.7mg sắt, 0.9mg kẽm… Trong đó, protein trong trứng gà chứa lượng acid amin tốt nhất và toàn diện nhất.

Ăn trứng gà mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng trứng gà quá thường xuyên. Ăn quá nhiều trứng gà làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, xơ vữa động mạch hay tăng cholesterol máu.

Khẩu phần trứng gà ở người trưởng thành theo khuyến cáo chỉ nên khoảng 3-4 quả/tuần.

11. Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa từ lâu đã được sử dụng trong các món ăn nhằm tăng khẩu vị và giá trị dinh dưỡng cho các món ăn. Sữa và các chế phẩm từ sữa được biến đến có vai trò to lớn trong sự phát triển xương, tăng trưởng chiều cao của cơ thể do bổ sung hàm lượng canxi cao. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nhiều thập kỷ cũng cho thấy sữa có liên quan đến cải thiện sức khoẻ tim mạch và não bộ cho con người.

Trong sữa chứa nhiều vitamin, folate, sắt, kẽm… và các omega có lợi cho sức khoẻ. Sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa giúp bổ sung nguyên liệu cần thiết cho tạo máu do đó thích hợp cho người bệnh thiếu máu. Một vài chế phẩm từ sữa hữu ích là: sữa chua, phô mai, bơ sữa, kem…

Lựa chọn thực phẩm cho người thiếu máu não cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, hợp lý, người bệnh cần có những lưu ý nhất định. Tuân thủ lưu ý giúp mang lại hiệu quả cao, hấp thu triệt để dưỡng chất đồng thời ngăn ngừa nguy cơ khác gây hại cho sức khỏe.

Khi lựa chọn thực phẩm, người mua nên tuân theo những lưu ý dưới đây:

  • Chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
  • Tìm mua thực phẩm tại cơ sở bán hàng uy tín, được cấp phép bởi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Rau, củ, quả còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, hình dạng bình thường, không bị dập hay có màu sắc lạ.
  • Các loại cá còn tươi, có mùi tanh đặc trưng, mang đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, thịt chắc.
  • Thịt có màu đỏ tươi, thớ thịt mịn, có màu sắc tự nhiên, không có các đốm rắn trắng…
  • Các loại hạt được đóng gói cẩn thận, có nhãn mác đạt chuẩn, hình dạng còn nguyên vẹn như ban đầu của nhà sản xuất.