Vai trò của việc tăng tuần hoàn máu não

Theo một nghiên cứu khoa học vào năm 2009, bộ não của con người cần phải tiêu hao khoảng 20% tổng năng lượng, oxy và máu trong cơ thể để hoạt động bình thường. Do đó việc cung cấp đủ máu và oxy lên não đóng vai trò rất quan trọng giúp não điều khiển mọi hoạt động của cơ thể như điều hòa hơi thở, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh khỏe mạnh.

Một số trường hợp người bệnh gặp các vấn đề bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cục máu đông hoặc bệnh cột sống dẫn đến lưu lượng máu lên não bị thiếu hụt. Tình trạng này kéo dài để lâu sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ và nguy cơ tử vong cao.

Tăng cường lưu thông máu lên não giúp cơ thể khỏe mạnh

9 phương pháp giúp tăng cường máu lên não cần áp dụng ngay

Cho đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị thiếu máu não một cách triệt để song nếu tích cực tăng cường máu lên não bằng cách thay đổi lối đống, bổ sung dinh dưỡng cùng thuốc bổ máu não thì bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được. Có 9 phương pháp gồm:

1. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Thực phẩm bạn nạp vào hàng ngày là yếu tố quyết định tình trạng sức khỏe của bạn. Do đó, việc có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện mà còn đảm bảo chức năng hoạt động của não bộ, tim mạch và hệ tuần hoàn.

Bên cạnh việc ăn đầy đủ các nhóm chất, người thiếu máu não cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin B6, B12 bởi các hoạt chất này có tác dụng thúc đẩy sản sinh hồng cầu, từ đó tăng cường máu lên não hiệu quả.

Ngoài ra, liên quan đến nguyên nhân gây thiếu máu não phải kể đến tình trạng xơ vữa động mạch do lắng đọng chất béo.Vì vậy, kiểm soát nguy cơ gây bệnh cũng phần nào giúp bổ sung máu lên não. Thay vì tiêu thụ chất béo xấu như mõ động vật, mỡ chiên rán nhiều lần, hãy thay thế bằng chất béo bão hòa tốt cho tim mạch như omega 3, omega 6.

Thông qua 3 cơ chế mà dinh dưỡng tác động đến bệnh thiếu máu não, ta có thể rút ra một số thực phẩm làm tăng tuần hoàn máu cần bổ sung bao gồm:

- Thịt bò, gan: Chứa nhiều sắt, bổ máu.

- Các loại cá nhiều acid béo (cá hồi, cá tuyết, các trích): Giàu omega 3 – axit béo tốt cho hoạt động tim mạch.

- Rau xanh: Điển hình là cần tây, súp lơ, cải bó xôi – chứa nhiều vitamin B6

- Quả mọng: mâm xôi, dâu tây việt quất – nhiều hoạt chất chống oxy hóa, bảo vệ mạch máu.

- Socola, cacao: Chứa hoạt chất flavonoid – tăng dòng chảy của máu lên não hiệu quả hơn.

2. Bổ sung nước uống tốt cho não bộ

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng là rất cần thiết cho hoạt động não bộ. Trên thực tế, thực phẩm cần thời gian để tiêu hóa và hấp thụ nên hiệu quả tăng cường máu lên não sẽ phát huy lâu hơn. Ngược lại, uống trực tiếp các loại nước tốt cho não bộ vừa giữ được dưỡng chất mà đem lại công dụng nhanh hơn.

Phần lớn các loại nước uống tốt cho não, giúp tăng cường tuần hoàn máu não đều là nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin, điển hình là:

- Nước ép táo: chứa sắt, flavonoid, chất xơ, vitamin C có tác dụng tăng hồng cầu, thúc đẩy máu lên não hiệu quả.

- Nước ép việt quất: chất chống oxy hóa Anthocyanin làm giảm căng thẳng, tăng cường trí não.

- Nước cam ép: giàu vitamin C, làm chậm quá trình lão hóa.

- Nước ép củ cải đường: ngoài sắt, folate, vitamin C, củ cải đường còn chứa nitrat – một khoáng chất giúp cải thiện lưu thông máu.

3. Tập thể dục điều độ

Tập thể dục làm tăng nhịp tim, kéo theo đó là thúc đẩy hoạt động co bóp tim mạnh mẽ để bơm máu đến mọi cơ quan trong cơ thể. Điều này giúp tăng tuần hoàn máu, trong đó bao gồm cả tuần hoàn máu não. Số liệu được công bố bởi một nghiên cứu rằng, tập thể dục giúp tăng cường máu lên não tới 15%.

Vì vậy, bệnh nhân thiếu máu não nên tập thể dục điều độ. Ưu tiên các bài tập tốt cho tim mạch bao gồm: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, aerobic yoga, bơi lội,…

Lưu ý: Tập thể dục với cường độ vừa phải, không tập quá sức để tránh gây tác dụng ngược, khiến triệu chứng chóng mặt, hoa mắt nặng hơn.

4. Tập hít thở sâu

Hít thở sâu có nghĩa là bạn lấy được nhiều oxy, điều này làm tăng độ bão hòa oxy trong máu, vì vậy mà não được cung cấp oxy nhiều hơn. Đồng thời khi hít thở sâu, thành mạch máu cũng mở rộng hơn để phân bố dưỡng khí đi khắp cơ thể. Đây là một cách làm máu lưu thông lên não tự nhiên.

Để hít thở sâu đúng cách, bạn cần bình tĩnh, thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Ngồi thoải mái ở tư thế thẳng lưng, nhắm mắt.
  • Đặt một tay lên bụng, vị trí ngay dưới xương sườn. Tay kia đặt lên ngực.
  • Hít một hơi chậm và sâu, từ từ bằng mũi.
  • Sau đó tín thở, tạm dừng 1 hoặc 2 giây rồi từ từ thở ra bằng miệng.
  • Chú ý vẫn luôn đặt tay lên bụng theo nhịp thở.
  • Lặp lại 10 lần hoặc hơn cho đến khi cảm thấy thoải mái.

5. Massage tăng lưu thông máu

Thao tác massage sẽ tác động một lực vừa phải lên bề mặt da, tạo điều kiện chó các mạch máu dưới da giãn nở tốt hơn. Từ đó kích thích tăng cường lưu thông khí huyết trong thành mạch. Do đó, khi thực hiện massage tại các vị trí tập trung nhiều mạch máu não sẽ thúc đẩy lưu lượng máu lên não.

Ngoài ra, massage cũng tác động tích cực đến các thụ thể thần kinh, làm giảm áp lực và tăng khả năng tập trung của não bộ. Các vị trí cần massage giúp tăng cường máu lên não bao gồm: Mu bàn chân, lòng chân, thái dương.

6. Ngủ đúng tư thế

Một tư thế ngủ tốt với giấc ngủ ngon giúp duy trì hoạt động bình thường của não bộ, tăng thể tích máu lên não, từ đó cải thiện các triệu chứng đau nhức đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.

Do đó, đối với người thiếu máu não muốn tăng cường máu lên não, tư thế ngủ tốt nhất cho bạn đó là nằm ngửa. Tư thế ngủ này giúp phân bố đều trọng lực cơ thể, từ đó khí huyết lưu thông tốt đến các chi và não bộ.

7. Duy trì lối sống lành mạnh

Xây dựng một lối sống lành mạnh và duy trì nó sẽ đem lại hàng loạt lợi ích bao gồm cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Đối với tình trạng thiếu máu não, thói quen lành mạnh giúp mạch máu trong cơ thể luôn ổn định để hoạt động tốt nhất, nhờ đó mà lưu lượng máu lên não cũng được tối ưu.

Các yếu tố cần thiết để bắt đầu và duy trì lối sống lành mạnh:

  • Ăn các thực phẩm lành mạnh.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Chăm chỉ tập thể dục.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp.
  • Tập ngủ đủ và đúng giờ.
  • Sắp xếp công việc để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi.
  • Luôn suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần vui vẻ.
  • Thăm khám định kỳ hàng năm để theo dõi tình trạng sức khỏe.

8. Thuốc điều trị thiếu máu não

Một số trường hợp bệnh nhân thiếu máu não được chỉ dụng dùng nhiều loại thuốc để điều trị, với nguyên tắc cơ bản như:

  • Tăng tuần hoàn máu lên não, giảm tắc nghẽn động máu do cục máu đông, cải thiện triệu chứng.
  • Điều trị nguyên nhân gây bệnh như huyết áp cao, mỡ máu tăng…
  • Cung cấp dưỡng chất cho não bộ.

Sử dụng thuốc điều trị là phương pháp mang lại hiệu quả một cách nhanh chóng và rõ ràng. Tùy vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng thiếu máu não mà người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau. Trong đó, 4 nhóm thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê đơn bao gồm: thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp, statin.

Lưu ý: Tất cả các nhóm thuốc điều trị tây y đều cần được chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay tăng giảm liều lượng, tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.

9. Thảo dược giúp tăng cường lưu thông máu lên não

Từ xa xưa, khi y tế chưa phát triển, ông cha ta thường tận dụng các loại thảo dược để làm giảm chứng đau đầu, chóng mặt do thiếu máu não gây ra.

Theo quan niệm Đông y, nguyên nhân gây thiếu máu não là do khí huyết đều hư, nghĩa là cả khí và huyết bị hao tổn. Do đó, phương pháp điều trị thiếu máu bằng các bài thuốc Đông y chủ yếu nhằm vào phá ứ huyết, thông kinh, lưu thông khí huyết và sinh huyết mới. Từ đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh, đồng thời giúp lưu thông máu lên não hiệu quả hơn.

Một trong số bài thuốc được sử dụng giúp thông kinh lạc, bổ máu, hoạt huyết đó chính là bài thuốc Tứ vật thang có trong thuốc thảo dược Hoạt huyết thông mạch P/H.

Hoạt huyết thông mạch P/H là sản phẩm có mặt trên thị trường hơn 10 năm và được phân phối tại hầu hết các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.