Đau đầu chóng mặt, buồn nôn có thể là triệu chứng của bệnh lý nào?

Các hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống giác quan và các cơ vùng thân, tay chân, cổ,… được phối hợp nhịp nhàng thì cơ thể có thể giữ thăng bằng. Bất kỳ thành phần nào bị tổn thương hoặc bị tác nhân ngoại cảnh tác động thì cơ thể người bệnh sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo. Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt có thể là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh lý, tình trạng như:
- Ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu sau đó thay đổi tư thế đột ngột sẽ khiến các hệ cơ quan trong cơ thể không kịp thích ứng làm xuất hiện tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn tạm thời. Vì là tạm thời nên các triệu chứng chóng mặt có thể diễn ra chỉ trong khoảng vài giây chứ không kéo dài quá lâu và cũng không thực sự gây hại nhiều cho cơ thể.
- Những người hay bị say tàu xe hay say máy bay cũng có thể xuất hiện các triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn. 
- Thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích, những đồ uống có cồn hay một số loại thức ăn không vệ sinh cũng có thể gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. 
- Các triệu chứng của đau đầu, chóng mặt, buồn nôn bị các chấn thương liên quan đến hệ thần kinh; do tập luyện thể thao không đúng cách hoặc gặp tai nạn chẳng hạn. 
Ngoài ra một số bệnh lý sau có thể gây ra đau đầu, chóng mặt, buồn nôn:
- Các bệnh lý làm hạ huyết áp có thể gây ra triệu chứng này như tim mạch, tình trạng mất nước cơ thể, bệnh về nội tiết, các vấn đề rối loạn thần kinh,… Người bệnh bị hạ huyết áp sẽ có cảm giác buồn nôn, đầu óc choáng váng, đau đầu âm ỉ và thậm chí sẽ bị ngất xỉu. 
- Rối loạn tuần hoàn não do các nhóm mạch máu vận chuyển máu lên não gặp vấn đề, có thể là do thiếu máu, xơ vữa động mạch, xuất hiện các cục máu đông, bị thoái hóa đốt sống cổ,…cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau đầu chóng mặt, buồn nôn. 
- Đau đầu chóng mặt buồn nôn có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý có nguồn gốc ngoại biên như bệnh Meniere.  Bệnh Meniere thường xuất hiện ở những người làm việc trong môi trường có quá nhiều áp lực, đầu óc thường xuyên bị căng thẳng, stress,… Bệnh lý này gây ra triệu chứng chóng mặt kéo dài khoảng vài phút, và cứ khoảng vài tiếng lại xuất hiện một lần. Các triệu chứng khác như đau đầu và buồn nôn cũng thường xuất hiện kèm theo triệu chứng chóng mặt. 
- Người bệnh bị viêm dây thần kinh tiền đình hoặc gặp vấn đề về dây thần kinh tiền đình có thể có thể khiến cho cơ thể bị mất thăng bằng, các triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn xuất hiện ở người bệnh. Những triệu chứng này còn có thể đi kèm với hiện tượng nhãn cầu bị rung giật. 
- Một số bệnh lý như viêm tai giữa, bị dị dạng tai trong, rối loạn thị giác, u dây thần kinh tiền đình,… cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau đầu chóng mặt buồn nôn.
- Bệnh giang mai thần kinh: Giang mai thần kinh có thể gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bị bệnh như tình trạng sốt cao liên tục, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống,… Bệnh lý này nếu không được điều trị sớm khiến cho người bệnh bị mù mắt, điếc, mất trí nhớ, liệt vận động, đột quỵ,…
- Rối loạn tiền đình: Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... 

Làm gì khi bị đau đầu chóng mặt buồn nôn

Xác định được chính xác nguyên nhân gây ra đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cũng là yếu tố tiên quyết trong việc điều trị tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn. 
Khi các triệu chứng đau đầu chóng mặt, buồn nôn xuất hiện thì có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động của người bệnh thì việc đầu tiên cần làm chính là đi thăm khám và xác định nguyên nhân gây triệu chứng. Nhờ thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, các y bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân và tình trạng bệnh lý.  
Ngoài dùng thuốc để điều trị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện tình trạng bệnh:
- Hạn chế thay đổi tư thế một cách đột ngột và hạn chế ngồi quá lâu một tư thế.
- Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn. Đồng thời giảm bớt áp lực, căng thẳng cho người bệnh.
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ...
Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338