Suy nhược cơ thể là tình trạng cơ thể yếu, mệt mỏi, giảm sức đề kháng và khả năng chống chọi với bệnh tật. Tuy nhiên, nó chỉ được coi là bệnh khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài.

Khái niệm bệnh suy nhược cơ thể 
Suy nhược cơ thể được gọi là hội chứng mệt mỏi mãn tính kéo dài trong ít nhất 6 tháng, không rõ nguyên nhân và không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi. Suy nhược cơ thể có thể xảy ra ở bất kỳ độ lứa tuổi nào và không phân biệt giới tính.

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Đến nay khoa học vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh này. Theo chuyên gia, suy nhược cơ thể có thể do bẩm sinh hoặc sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố có thể dẫn đến suy nhược cơ thể bao gồm:

  • Do chế độ ăn uống
  • Do tuổi tác
  • Do suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Do nhiễm virus, nhiễm trùng máu
  • Do mất cân bằng nội tiết tố
  • Một số vấn đề liên quan đến tâm lý như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,...
  • Do lối sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, chất kích thích,...
  • Do bệnh lý mạn tính: gan, thận, thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn máu não,...

Triệu chứng của người bị suy nhược cơ thể

Triệu chứng suy nhược cơ thể ở mỗi người đều khác nhau và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thay đổi theo thời gian. Nhìn chung, ở người suy nhược cơ thể thường có các dấu hiệu kiệt quệ về mặt sức khỏe và tinh thần.

Các dấu hiệu về sức khỏe:

  • Mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Đau đầu, choáng váng
  • Đau lưng, nhức mỏi xương khớp không rõ nguyên nhân
  • Cảm giác chóng mặt khi đột ngột đổi tư thể từ ngồi sang đứng

Các triệu chứng về mặt tâm lý, tinh thần:

  • Chán nản, buồn bã, mất hứng thú trong công việc
  • Tự xa lánh mọi người, luôn cô lập bản thân, hay ở một mình
  • Lo lắng, hoang mang, sợ hãi vô lý
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Trí nhớ suy giảm, mất khả năng tập trung
  • Thường có suy nghĩ tiêu cực

Trên đây chỉ là một số triệu chứng điển hình ở người suy nhược cơ thể. Trên thực tế, còn rất nhiều dấu hiệu khác khi mắc phải căn bệnh này. Nếu cảm giác cơ thể đang có vấn đề nhưng rõ nguyên nhân, đặc biệt là các vấn đề về tâm lý, hãy tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời.

Suy nhược cơ thể có thể gây ra những hậu quả gì?

Suy nhược cơ thể, cái tên đã nói lên mức độ ảnh hưởng lên sức khỏe con người. Thế nhưng, suy nhược cơ thể cũng tác động rất lớn đến sức khỏe tinh thần và hệ thần kinh người bệnh.

- Ảnh hưởng về sức khỏe

Suy nhược cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh thông qua các triệu chứng mệt mỏi, viêm họng, đau nhức cơ xương,… Sức khỏe bệnh nhân suy giảm đáng kể, thậm chí, chỉ cần vận động một chút cũng cảm giác kiệt sức, hết năng lượng.

Việc suy giảm sức khỏe và thể chất lâu ngày sẽ làm tăng nguy mắc một số bệnh lý liên quan đến tim mạch. Không chỉ vậy, suy nhược cơ thể còn làm ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa, các quá trình này bị gián đoạn sẽ gây hại các cơ quan trong cơ thể.

Cơ thể con người là một hệ thống sinh học thống nhất. Vì thế, nếu xảy ra bất kỳ quá trình gián đoạn nào đều có khả năng ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Do đó, bạn không được xem thường các triệu chứng suy nhược cơ thể.

- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Như đã nêu ra ở trên, khi cơ thể bị suy nhược, khả năng rất cao sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và não bộ. Não sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, các liên kết thần kinh sẽ rối loạn và xuất hiện sai phạm trong việc tiếp nhận thông tin. Từ lý do này mà bệnh nhân suy nhược cơ thể hay gặp tình trạng kém tập trung, suy giảm trí nhớ.

Không chỉ thế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, suy nhược cơ thể có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thần kinh như: giảm lưu lượng máu não, rối loạn điều hòa lưu lượng máu cục bộ và khớp nối mạch máu thần kinh, rối loạn giấc ngủ,… Lâu dần, các triệu chứng này gây nên suy nhược thần kinh.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và tâm lý

Với cơ thể không có sức sống, chắc chắn, tinh thần người bệnh không thể ở trạng thái tốt nhất. Việc thiếu ngủ, mệt mỏi lâu ngày dễ gây nên nhiều bất ổn về mặt tâm lý. Cộng thêm những ảnh hưởng đến não bộ khiến tâm trạng của người bệnh càng khó kiểm soát.

Bệnh nhân suy nhược cơ thể thường có thái độ thái quá với mọi việc, dễ bị kích động, hay buồn vu vơ hoặc nóng giận vô cớ. Tình trạng kéo dài làm tinh thần ngày càng kiệt quệ và dẫn đến suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu.

Làm cách nào để điều trị suy nhược cơ thể?

Vì chưa xác định nguyên nhân gốc rễ của suy nhược nên vẫn chưa có cách điều trị bệnh lý một cách chính xác. Đa phần bệnh nhân được các chuyên gia khuyên điều trị thông qua các ăn uống, bổ sung dinh dưỡng và tư vấn tâm lý.

- Bổ sung dinh dưỡng: Đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể, dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Do cơ thể liên tục cảm thấy mệt mỏi nên người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Đầu tiên, người bệnh cần cung cấp đủ bốn nhóm chính là protein, tinh bột, chất béo và vitamin. Tùy vào chẩn đoán của bác sĩ mà có thể bổ sung thêm một số nhóm chất phù hợp với thể trạng bệnh nhân.
- Gặp bác sĩ tư vấn tâm lý: Một số bệnh nhân bị suy nhược cơ thể do các vấn đề tâm lý, vì thế, điều trị bằng phương pháp tư vấn tâm lý là biện pháp tối ưu nhất.
- Sử dụng thuốc thảo dược tăng tuần hoàn máu: Nếu nguyên nhân suy nhược từ các bệnh lý trước đó, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh sẽ được ưu tiên hơn. Một trong các thuốc có thể sử dụng giúp tăng lưu thông máu đến các cơ quan để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho sự hoạt động của chúng chẳng hạn như thuốc thảo dược Hoạt huyết thông mạch P/H. 

Tạo lối sống sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh suy nhược cơ thể

Phòng ngừa những tác hại của suy nhược cơ thể

Những tác hại của suy nhược cơ thể là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chúng ta có thể chủ động ngăn chặn bằng các biện pháp:

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học luôn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần vững vàng. Để xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bạn cần bổ sung đầy đủ các nhóm như đạm, tinh bột, chất béo. Lưu ý rằng nên cung cấp cho cơ thể những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: ngũ cốc thô, thực phẩm từ thực vật, trái cây,…

- Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày

Tập luyện thể thao thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giúp tăng cường lưu thông khí trong phổi, cải thiện tuần hoàn máu, giảm stress và tăng cường sự tự tin. Từ đó, giúp giảm tình trạng suy nhược cơ thể hiệu quả.

- Sử dụng thuốc thảo dược Hoạt huyết thông mạch P/H dự phòng

Hoạt huyết thông mạch P/H là chế phẩm thuốc y học cổ truyền được bào chế từ bài thuốc gốc Tứ vật thang gia giảm thêm ngưu tất và ích mẫu. Các vị thuốc phối hợp với nhau theo công thức hợp lý, giúp làm tăng lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan tim, đặc biệt là tim và não, giảm tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, tuần hoàn vành và tuần hoàn ngoại vi, giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan, giảm mệt mỏi, suy nhược cơ thể...

Như vậy, suy nhược cơ thể là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh hậu quả lên hệ thần kinh và nguy hiểm về sau. Bên cạnh đó, chúng ta có thể chủ động phòng tránh bằng nhiều biện pháp đơn giản.