Cùng các bác sĩ của tổng đài 1800 5454 35 tìm hiểu về những dấu hiệu không thể xem thường của rối loạn tuần hoàn não để có thể thăm khám và điều trị sớm nhé!

Rối loạn tuần hoàn não là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Rối loạn tuần hoàn não có cần điều trị không?

Tuần hoàn não là quá trình lưu thông máu trong não bộ và là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho các chức năng của não được vận hành trơn tru. Nếu máu không lên não kịp thời, không đáp ứng kịp thời nhu cầu trao đổi chất sẽ dẫn đến tình trạng chết mô não hoặc thiếu máu não cục bộ gây ra rối loạn các chức năng của não. Khi này các triệu chứng của rối loạn tuần hoàn não xuất hiện.

Rối loạn tuần hoàn não kéo dài khiến chức năng của não bộ bị suy giảm, có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc của người bệnh. Rối loạn tuần hoàn não cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: chết mô não (nếu tuần hoàn não ngừng khoảng 6 giây, chúng ta sẽ ngất và ngừng 5 phút thì các tế bào não sẽ chết), nhồi máu não, đột quỵ….

Rối loạn tuần hoàn não gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính, thường gặp nhất vẫn là ở người cao tuổi, những người thường xuyên phải làm việc căng thẳng, người có các bệnh lý nền. Theo các số liệu thống kê cho thấy, hiện nay tỷ lệ người trẻ dưới 40 tuổi mắc bệnh liên quan tới rối loạn tuần hoàn não đang có chiều hướng gia tăng.

Không nên xem thường những dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não (Ảnh minh họa)

Những dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não không thể xem thường

Rối loạn tuần hoàn não bao gồm rối loạn tuần hoàn não cấp tính và rối loạn tuần hoàn não mạn tính. Các dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não cấp tính thường gặp giữa đêm hoặc gần sáng, thoáng qua trong vài giây, vài phút nhưng đôi khi duy trì nhiều giờ, nhiều ngày liên tục. Thực tế cho thấy người bệnh còn chủ quan với các dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn cấp tính, để các triệu chứng ngày càng trầm trọng, diễn tiến thành mạn tính.

Những dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn cấp tính thường gặp nhất:

- Đau đầu: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất và thường xuất hiện sớm ở người bị rối loạn tuần hoàn não; Có thể đau khắp đầu, nhức hoặc ê ẩm, nặng đầu.

- Ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng, nhất là lúc thay đổi tư thế nằm.

- Chóng mặt: Theo một nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân bị chóng mặt do rối loạn tuần hoàn não là khoảng 87%. Ngoài chóng chóng mặt, có thể bị buồn nôn hoặc nôn.

- Tê bì tay chân: Rối loạn tuần hoàn não cấp tính có thể gây tê đầu ngón tay, ngón chân hoặc cả bàn tay, bàn chân, cảm giác như kiến bò trong người.

Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn mạn tính không thể xem thường

Ngoài các triệu chứng cấp tính như đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, tê bì chân tay do các đợt cấp tính gây ra trên nền bệnh chuyển biến mạn tính thì về lâu dài, người mắc rối loạn tuần hoàn não mạn tính có thể gặp thêm các dấu hiệu bệnh tiến triển kéo dài thường xuyên ảnh hưởng tới chất lượng sống như:

- Rối loạn tâm lý: Người bệnh thường xuyên bồn chồn, không tự chủ về cảm xúc và hành vi, dễ cáu giận, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, khó tập trung,…

- Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không sâu giấc, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, hay mơ thấy ác mộng, tỉnh giấc lúc nửa đêm, khi tỉnh rồi thì khó ngủ lại, tay chân tê nhức, tinh thần không tỉnh táo,…

Kiểm soát rối loạn tuần hoàn não bằng cách nào?

Theo các chuyên gia, người mắc rối loạn tuần hoàn não muốn kiểm soát bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt hoặc áp dụng các biện pháp can thiệp y tế. Cụ thể:

- Giảm cân nếu bị thừa cân – béo phì.

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

- Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, nên ăn nhiều trái cây, rau, đậu, cá, ngũ cốc,… và hạn chế đồ mặn, sử dụng mỡ động vật.

- Không hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích, hạn chế uống rượu bia.

Các thuốc thường được chỉ định trong điều trị rối loạn tuần hoàn não bao gồm:

- Thuốc tiêu huyết khối: Nhóm thuốc này có tác dụng làm tan cục máu đông – tác nhân gây rối loạn tuần hoàn não và cải thiện hoạt động tim mạch. Các loại thuốc tiêu biểu trong nhóm này có thể kể đến là: Alteplase (tPA), Streptokinase, Reteplase,…

- Thuốc hạ huyết áp: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn tuần hoàn não. Chính vì vậy, người bệnh có thể được kê thuốc hạ huyết áp để cải thiện tình trạng này. Nổi bật trong nhóm thuốc hạ huyết áp là: Enalapril, Captopril, Losartan, Irbesartan, Acebutolol, Amlodipin,…

- Thuốc chống co giật: Người bệnh rối loạn tuần hoàn não rất dễ bị co giật. Chính vì vậy, các thuốc chống co giật như: Clonazepam, Gabapentin, Phenobarbital,… cũng thường được chỉ định cho người mắc bệnh này.

Lưu ý các nhóm thuốc này đều gắn liền với nguyên nhân gây ra rối loạn tuần hoàn não và các bệnh lý nền kèm theo ở người bị rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc để tránh các biến chứng không mong muốn.

Liên hệ ngay với các bác sĩ để được tư vấn và theo dõi điều trị. Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị miễn cước 1800 545435; zalo 0916 561 338.