Bộ não vốn được coi là “Nhạc trưởng” chỉ huy mọi hoạt động của cơ thể, vậy nên bất kỳ bệnh lý nào ảnh hưởng tới bộ não thì đều để lại những mối nguy hại tiềm tàng cho người bệnh, thậm chí người bệnh phải đối diện với nguy cơ tử vong. Đột quỵ là một trong những nguy cơ tiểm ẩn đáng sợ nhất, và đột quỵ là một trong những biến chứng nghiêm trọng do căn bệnh rối loạn tuần hoàn não gây ra. Vậy rối loạn tuần hoàn não là gì? Làm sao để hạn chế biến chứng của rối loạn tuần hoàn não. Cùng lắng nghe tư vấn của bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 qua nội dung bài viết này.

Rối loạn tuần hoàn não là gì?

Não bộ chứa rất nhiều mạch máu lưu thông từ não tới các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi máu lưu thông sẽ chuyên chở theo oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi sống và vận hành não bộ. Bình thường lưu lượng tưới máu não là 55ml máu/100g não/phút, khi lưu lượng máu não đến não quá thấp dưới 20ml/100g/phút thì não sẽ bị thiếu máu gây ra tình trạng rối loạn tuần hoàn não.

Như vậy rối loạn tuần hoàn não là bệnh lý mạch máu não, một bệnh lý quan trọng của bệnh học thần kinh. Rối loạn tuần hoàn não còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn não.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý rối loạn tuần hoàn não?

Rối loạn tuần hoàn não có thể xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể trở thành mạn tính kéo dài.

Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não cấp tính thường có dấu hiệu đặc trưng là đau đầu.

Đau đầu là triệu chứng thường gặp nhất trong rối loạn tuần hoàn não, chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 90%) và cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Tính chất của đau đầu lan toả khắp đầu, nhức hoặc ê ẩm, nặng đầu. Kèm theo đau nhức đầu là ù tai, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng (khó ngồi, khó đứng dậy), đặc biệt lúc thay đổi tư thế (nằm nghiêng chuyển sang nằm ngửa).

Ngoài đau đầu thì tỷ lệ bị chóng mặt chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 87%). Nặng hơn là có thể xây xẩm mặt mày.

Ở mức độ nặng, người bị rối loạn tuần hoàn não có thể kèm theo buồn nôn, nói khó… Người bệnh cũng có thể bị chứng dị cảm như thấy tê đầu ngón tay, ngón chân hoặc tê bì tay chân hoặc có cảm giác kiến bò.

Tình trạng rối loạn tuần hoàn não cấp tính có thể chỉ thoáng qua trong vài giây, vài phút nhưng có khi cũng có thể xảy ra hàng giờ, mấy ngày liền. Rối loạn tuần hoàn não cấp tính thường xảy ra vào giữa đêm hoặc lúc gần sáng.

Rối loạn tuần hoàn não mạn tính nếu gặp ở người cao tuổi thường cũng có nhức đầu ê ẩm từng đợt, nhất là thay đổi thời tiết, chóng quên (vãng ý thức), rối loạn tâm lý như hay cáu giận, buồn vui lẫn lộn, mất ngủ kéo dài hoặc rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, ngủ không ngon giấc, đang ngủ lại bị tỉnh giấc không thể nào ngủ lại được nữa…).

Trong  một thời gian nhất định có thể xuất hiện cơn cấp tính tuỳ thuộc vào việc phòng bệnh và điều trị của người bệnh có tích cực và hiệu quả hay không.

Đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,... có thể là triệu chứng

của rối loạn tuần hoàn não (Ảnh minh họa)

Biến chứng của rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não có thể phân loại thành cấp tính và mạn tính (như nội dung đã mô tả trên). Trên nền bệnh mạn tính, các đợt cấp tính có thể xuất hiện tùy theo tình trạng diễn tiến bệnh. Khi bệnh kéo dài không được điều trị và quan tâm đúng mức có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Phù não: Rối loạn tuần hoàn não khiến máu không lưu thông, có thể làm cho não bị tích tụ nước quá nhiều, tăng thể tích của não bộ, từ đó gây áp lực lớn tới thành não, dẫn tới bệnh phù não. Ở bệnh nhân mắc rối loạn tuần hoàn não mạn tính trong thời gian dài sẽ ít nhiều kèm theo tình trạng phù não khiến các triệu chứng bệnh nặng lên theo thời gian.
  • Thiếu dưỡng khí: khi oxy không được cung cấp đủ cho não bộ sẽ khiến người bệnh bị thiếu dưỡng khí, gây ra các cơn hôn mê, đãng trí, và thậm chí có không ít trường hợp tử vong.
  • Xuất huyết não: Ngược lại với tình trạng thiếu dưỡng khí thì xuất huyết não lại là do máu lưu thông không đều, gây áp lực cao lên các động mạnh dẫn tới vỡ động mạch và xuất huyết ra khoang não. Bệnh xuất huyết não vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
  • Đột quỵ: Tuần hoàn của máu lên não có vấn đề có thể gây ra các ứ đọng máu, tạo thành các khối máu đông, nó làm cho các tế bào ở khu vực đó chết dần. Đột quỵ là hiện tượng một số chức năng điều khiển của não bộ bị ảnh hưởng nặng do các khối máu đông khiến cho các chức năng như giọng nói, trí nhớ, hành động của con người bị giảm sút đáng kể. Đã có không ít ca bệnh nhân bị đột quỵ gây ra tổn thương nặng nề tới sức khoẻ hoặc dẫn đến tử vong.

Phác đồ điều trị rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não là căn bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi. Nhưng do điều kiện sống, do nhận thức của người bệnh và gia đình mà thực tế thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân được điều trị và chăm sóc thường xuyên còn ít.

Người cao tuổi có thể tự mua và sử dụng một số loại thuốc bổ não, cải thiện, tăng cường sự tuần hoàn não như: Cinnarizin, Piracetam, Cerebrolysin, Hoạt huyết thông mạch P/H... trên thị trường để điều trị. Song chỉ điều trị mang tính “thử nghiệm”, uống 1 – 2 tuần liền bỏ thuốc mà không biết rằng, rối loạn tuần hoàn não là quá trình điều trị lâu dài. Người bệnh cần kiên trì dùng thuốc theo chỉ định và có sự theo dõi của các bác sĩ.

Hoạt huyết thông mạch P/H là thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép, có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế

Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị rối loạn tuần hoàn não thì việc cung cấp đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, hay tập luyện thể dục thể thao cũng sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Một số thực phẩm được khuyên dùng khi mắc chứng rối loạn tuần hoàn nào là:

Các loại thức ăn chứa nhiều magie như nho khô, mè, hạnh nhân, rau xanh,... sẽ cung cấp lượng khoáng chất tốt để giảm các chứng đau đầu cho người bệnh.

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị rối loạn tuần hoàn não và ngoại vi 1800 5454 35/zalo 0916 561 338