Cần bắt đầu từ chữ Tâm của người làm thuốc

Muốn gìn giữ và bảo tồn được những giá trị truyền thống của nền y học cổ truyền hàng nghìn năm tuổi, cần bắt đầu từ ngay chính những người làm thuốc.

Trong y học cổ truyền nước ta ở từ những danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng - Lãn Ông đến hầu hết các lương y cổ ở khắp nơi từ Bắc chí Nam đều là những trí thức thuộc các môn đệ của đạo Phật, đạo Khổng và đạo Lão, đã được nền vǎn minh sông Hồng đồng hoá và Việt hoá. Sống có đạo đức và tình người là điều cốt lõi trong quan điểm sống và hành nghề của những người làm thuốc – những người nắm giữ trong tay sinh mệnh con người.  

Hải Thượng Lãn Ông là một trong những danh y lớn của dân tộc (Ảnh minh họa)

Để bước vào nghề y, các danh y, lương y đều phải tinh thông dịch lý, am hiểu lý thuyết âm dương ngũ hành, lý thuyết hai cực đối xứng của vũ trụ, của con người và xã hội. Hun đúc cho mình nhân đức và lòng bao dung rộng lớn; luôn nhận thức rõ rằng: âm, dương tuy phân cực nhưng cũng từ một gốc mà ra.

Muốn chữa trị bệnh cần chú trọng điều hòa âm dương bằng cách: lấy hàn giảm nhiệt, lấy thừa bù thiếu,... để cân bằng lại hai thế lực cǎn bản đó trên một bình diện mới, bảo đảm sự cân bằng phù hợp. Đây cũng là cơ chế tất yếu của sự sinh tồn và tiến hoá của vạn vật.

Ở người thầy thuốc, quan trọng nhất là chữ Tâm, nhất Tâm dụng thuốc trị bệnh, cứu người.

Tinh hoa cổ phương giúp bổ huyết, hoạt huyết, thông mạch

Kho báu nghề thuốc thực sự phong phú với những tri thức mang hơi thở cuộc sống, thuận theo thiên nhiên và thói quen sinh hoạt con người. Từ xa xưa người dân đã biết ứng dụng những bài thuốc cổ phương, nghiệm phương để điều trị các triệu chứng mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, hay quên, suy giảm trí nhớ, tê bì tay chân..... Một số vị thuốc phổ thông, dễ kiếm như ích mẫu, ngưu tất.. thường được người dân trữ sẵn trong nhà để giúp bổ huyết, hoạt huyết.

Trong các bài thuốc cổ phương điều trị rối loạn tuần hoàn não và ngoại vi, nổi bật nhất phải kể tới bài thuốc cổ phương nghìn năm tuổi “Tứ vật thang”. Đây là hai bài thuốc cổ phương rất nổi tiếng gồm các thành phần quý như đương quy, bạch thược, thục địa, xuyên khung.

Đương quy là đầu vị trong thuốc chữa bệnh liên quan đến tuần hoàn. Chứa nhiều tinh dầu, tỷ lệ axit tự do cao (chiếm 46%), Đương quy tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều huyết, thông kinh mạch, dùng làm thuốc bổ rất tốt.

Thục địa: Thành phần có chứa các chất Mantit, Rhermanin, Carotene, Catalpo. Thục địa có vị ngọt tính bình vào 3 kinh Tâm, Can và Thận. Có tác dụng bổ huyết sinh huyết, bổ thận,.. ; có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của 1 số chủng vi khuẩn.

Bạch thược: Trong thành phần hóa học có tinh bột, Tanmin, chất béo, chất nhày, Acid Benzoic…Bạch dược có vị đắng, chua, vào 3 kinh can, tỳ và phế, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận gan, lợi niệu, chỉ thống; Giúp tăng cường sức đề kháng, chữa cơ thể suy nhược.

Xuyên khung: Chứa tinh dầu, ancaloid, Xuyên khung có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh can, đởm và tâm bào, có tác dụng hoạt huyết và giảm đau. Theo các nghiên cứu về tác dụng của Xuyên khung thì vị thuốc này có có tác dụng tương đương kháng sinh trên nhiều chủng vi khuẩn.

Bốn vị thuốc quý trong bài tứ vật thang tổ hợp thành chỉnh thể bổ huyết, sinh huyết mà không trệ huyết, hành huyết mà không phá huyết, trong bổ có tán, trong tán có thu, làm thành bài thuốc chính để sinh huyết, bổ huyết cho chị em phụ nữ (theo: Trung Quốc danh phương toàn tập, trang 287).

Trích nội dung trang 329, Sách Y học Cổ truyền, Trường ĐH Y Hà Nội – NXB Y học

Trích nội dung, trang 541, Quyển 1, sách Hải Thượng Lãn Ông – Y Tông Tâm Lĩnh – NXB Y học

Bài thuốc cổ nghìn năm tuổi Tứ vật thang được mệnh danh “thánh dược” giúp làm thông đường dẫn huyết. Nhờ tác dụng thực tế mang lại, hai bài thuốc này luôn là hành trang bảo vệ sức khỏe của cộng đồng từ xưa, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Hoạt huyết thông mạch P/H được bào chế từ việc gia giảm bài thuốc Tứ vật thang, gia thêm hai vị thuốc là ngưu tất và ích mẫu để tăng cường công năng bổ huyết, hoạt huyết của bài thuốc gốc.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong rễ ngưu tất có saponin, chất nhầy và một số muối của kali. Chế phẩm từ ngưu tất có tác dụng chống viêm, giảm cholessterol trong máu, hạ huyết áp, giảm đau. Cao ngưu tất có tác dụng cải thiện tốt với bệnh nhân xơ vỡ động mạch... Theo Đông y, ngưu tất tính bình, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, mau lành chấn thương, làm tan bầm tím.

Vị thuốc quý Ích mẫu chứa 3 alcaloid (trong đó có alcaloid có N bậc 4), 3 flavonosid (trong đó có rutin), 1 glucosid có khung steroid. Hạt chứa leonurin. Y học nhận thấy các hoạt chất của ích mẫu có tác dụng trên tử cung, huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh, kháng sinh đối với một số vi trùng; ngoài ra có tác dụng đối với viêm thận và phù thũng cấp. Đông y cho rằng, ích mẫu có vị cay đắng, tính mát, đi vào kinh can và tâm bào nên có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, sinh tân (thải huyết ứ, sinh huyết mới)...

Thuốc hoạt huyết thông mạch P/H được bào chế từ bài Tứ vật thang gia giảm hiện đã được các bác sĩ y học cổ truyền tin dùng trong chỉ định điều trị rối loạn tuần hoàn não và ngoại vi với các triệu chứng:

  • Suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Thiếu máu, sạm da, đứng lên ngồi xuống hay bị chóng mặt.
  • Làm việc trí óc nhiều bị căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung.
  • Tê bì chân tay.

Thuốc hoạt huyết thông mạch P/H có mặt trên thị trường hơn 15 năm nay, sản xuất trên dây truyền đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới (GMP – WHO); được cấp phép là thuốc điều trị; Có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế.

Sự ra đời của thuốc hoạt huyết thông mạch P/H bào chế từ bài thuốc cổ phương quý nghìn năm tuổi đã góp phần đáng kể vào việc chǎm sóc sức khoẻ nhân dân nói chung và người bệnh mắc rối loạn tuần hoàn não và ngoại vi nói riêng. Nhưng bên cạnh đó, để thuốc hoạt huyết thông mạch P/H đến được rộng rãi với người dân thì vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt trong những thập niên gần đây khi sự lạm dụng thái quá y học hiện đại (Tây y) đã và đang làm mai một vị thế của y học cổ truyền dân tộc.

Y học cổ truyền không chỉ đóng vai trò trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân mà còn mang đậm tính văn hóa vì nó chính là một bộ phận không thể thiếu của kho tàng văn hóa dân tộc.  Để tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của Y dược học cổ truyền nói chung và bảo tồn những bài thuốc quý, những chế phẩm thuốc y học cổ truyền giá trị, cần hơn nữa sự nỗ lực của ngành y tế và sự chung tay của cộng đồng. Vì nền y dược học cổ truyền Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng.

Tổng đài bác sĩ tư vấn miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338