Theo y học cổ truyền, gừng là vị thuốc, thường gọi là Khương, có tính hơi ấm, chống lạnh, tiêu đàm, giảm nôn rất tốt. Cùng tham khảo một số bài thuốc từ gừng rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi.

Gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Một số bài thuốc ứng dụng từ vị thuốc này có thể tham khảo:

Bài 1: Gừng tươi băm nhuyễn, đường đen. Mỗi thứ vừa đủ, hãm với nước sôi để uống, phòng trị cảm mạo, phong hàn.

Bài 2: Gừng tươi vừa đủ (cắt lát), đại táo 10 quả, sắc uống. Trị co thắt ống tiêu hóa do lạnh.

Bài 3: Gừng tươi 15g (cắt lát), thêm mật ong 40ml sắc uống. Trị ho có đàm loãng do lạnh.

Bài 4: Gừng tươi 10g (cắt lát), đương quy 60g, thịt dê 100g, nấu canh. Trị sản hậu suy nhược, đau bụng râm râm.

Bài 5: Gừng tươi 1 lát, đặt và cắn ngay tại răng đau, giây lát sẽ giảm đau.

Bài 6: Hàng ngày ngậm gừng tươi lát 5g, hay bột gừng phơi khô 1,5g, dùng trong 3 tháng. Cơn đau và hoạt động của khớp được cải thiện thấy rõ. Giúp giảm tình trạng khớp sưng đau, kéo căng. Có thể dùng nước gừng tươi thoa tại chỗ, phòng trị đau khớp do phong thấp.

Bài 7: Gừng tươi rửa sạch cắt lát, ngâm trong giấm một ngày đêm. Khi dùng, lấy gừng tươi lát vừa đủ thêm đường thẻ, nước sôi hãm, dùng thay trà, trị đau dạ dày do lạnh.

Bài 8: Vỏ gừng tươi, vỏ bí đao, vỏ rễ cây dâu mỗi thứ vừa đủ, sắc uống. Trị thủy thũng, bế niệu.

Bài 9: Gừng tươi có tác dụng lợi mật rất mạnh. Giúp làm giảm hàm lượng đạm dính trong mật. Ăn nhiều gừng giúp phòng ngừa sự hình thành của sỏi túi mật.

Bài 10: Gừng tươi, đầu hành mỗi thứ vừa đủ, băm nhuyễn, xào nóng, dùng vải bọc lại, thoa nóng tại chỗ. Sau khi nguội, thay mẻ khác, một ngày 3 lần, trị đau khớp do phong thấp.

Bài 11: Ngộ độc do cá, tôm, cua… nếu xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau bụng tiêu chảy. Dùng gừng tươi 30g, lá tía tô 30g, thêm đường thẻ vừa đủ sắc uống, một ngày 2 lần dùng sạch, giúp giải độc. Nếu ngộ độc do ăn khoai, miệng lưỡi tê rần, lập tức ngậm nhai gừng tươi giúp trì hoãn bệnh trạng, sau đó đến bệnh viện cấp cứu.

Bài 12: Ban đầu uống một ít nước gừng, rồi mới uống thuốc viên hay thuốc nước. Đối với người mắc chứng nôn ói, sẽ giúp phòng ngừa nôn ra thuốc.

Bài 13: Dùng 10 quả táo, 5 lát gừng tươi, sắc uống. Dùng thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng chống lạnh, phòng ngừa bệnh cảm và các bệnh thuộc hệ hô hấp.

Bài 14: Lê 1 quả, gừng tươi 25g, cắt lát mỏng, nước 1 chén, sắc uống, trị cảm mạo.

Bài 15: Gừng tươi 3 lát, đầu hành 100g, sắc uống, hay hãm với nước sôi để uống, trị cảm lạnh.

Bài 16: Bột xuyên bối mẫu 15g, mật ong 300ml, nước gừng tươi 1 chung rượu. Tất cả trộn đều trong ấm, đem chưng cách thủy 1 giờ, lấy ra sử dụng dần. Khi uống kèm với nước ấm, ngày 3 lần, trẻ dưới 2 tuổi, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, giúp trị ho gà.

Bài 17: Gừng tươi 60g, hành già 120g, giấm 120g, nấu nước xông, rửa tại chỗ, trị tay chân tê rần.

Bài 18: Nam hạnh nhân 15g, đào nhân 30g, nước gừng tươi vừa đủ, nấu chung cho chín nhừ, thêm mật ong vừa đủ, tiềm ăn. Trị ho suyễn lâu ngày, cơ thể suy nhược.

Bài 19: Đại táo 30g, đường đen 30g, gừng khô 30g, sắc nước uống ấm, ngày 2 lần, phòng trị kinh nguyệt không đều.

Bài 20: Gừng tươi 15g, phèn trắng 15g, nấu nước rửa chân. Dùng liên tục vài ngày, trị mồ hôi chân.