Bạch thược là vị thuốc đã được sử dụng trong y học cổ truyền khoảng hơn 1000 năm, tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Ngày nay, y học hiện đại đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu chứng minh tác dụng của vị thuốc này.

1. BẠCH THƯỢC LÀ CÂY GÌ?

Bạch thược là phần rễ đã bỏ vỏ của cây mẫu đơn trắng, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- Tên gọi khác: Mẫu đơn trắng, Thược dược, Kim thược dược, Cẩm túc căn, Tiêu bạch thược…
- Tên khoa học cây mẫu đơn trắng: Paeonia lactiflora Pall
- Tên khoa học của vị thuốc bạch thược: Radix Paeonia lactiflora (peony).
- Họ: Mao lương
Bạch thược là dược liệu từ cây mẫu đơn trắng

2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, DÙNG ĐỂ NHẬN DIỆN CÂY BẠCH THƯỢC

Bạch thược là một loại câu thân thảo sống lâu năm có chiều cao trung bình ở vào khoảng 50 – 80cm. Cây mọc thành từng khóm với phần thân nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc, thẳng đứng.
- Cây có nhiều rễ to, mập, rễ cái có thể dài tới 30cm với đường kính khoảng 1 – 3cm. Rễ cây có màu nâu với phần mặt cắt màu vàng trắng hay hồng nhạt.
- Lá mọc so le nhau có cuống dài và chia thành 3 – 7 thùy hình mác thuôn hay hình trứng. Chiều dài lá khoảng 8 – 12cm, rộng khoảng 2 – 4cm với phần đầu nhọn.
- Hoa có nhiều cánh màu trắng với phần nhị vàng và mọc to riêng lẻ ở ngọn thân. Mỗi hoa có tới vài chục hạt nhưng nhiều hạt lép. Mùa hoa ở vào khoảng từ tháng 5 – 7, còn mùa quả khoảng tháng 8 – 9.

3. PHÂN BỐ

Dược liệu được trồng nơi núi cao, có khí hậu mát mẻ, mọc dưới những cây bụi hoặc cây to.
Bạch thược được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh tại Trung Quốc như: Sơn Đông, Hà Bắc, Cát Lâm, Liêu Linh, Tứ Xuyên… Loại cây này được du nhập vào Việt Nam và trồng chủ yếu ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

4. THU HÁI VÀ SƠ CHẾ

Hầu hết các bộ phận trên cây Bạch thược đều có thể sử dụng làm dược liệu. Tuy nhiên, bộ phận được dùng rộng rãi để làm thuốc trong Đông y là rễ cây.
Sau 4 năm trồng, dược liệu mới bắt đầu được thu hoạch. Thông thường, người ta sẽ đào rễ từ tháng 8 đến tháng 10.
Cách sơ chế:
Lấy phần rễ và cắt bỏ rễ con, rửa sạch, cạo vỏ ngoài, đồ lên cho chín (thời gian đồ tùy theo kích thước rễ to hay nhỏ).
Sau khi đồ để rễ lại cho thẳng rồi sấy hoặc phơi khô.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng lâu.

5. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong Bạch thược có thành phần như:
Tinh bột
Tanin
Canxi oxalate
Tinh dầu
Axit benzoic
Paeoniflorin
Paeonol
Paeonin
Phytoestrogen

6. MÙI VỊ

Theo Y học cổ truyền, dược liệu này được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị chua, hơi đắng, tính hàn.
Được quy vào các kinh Tỳ, Can, Phế.

7. TÁC DỤNG CỦA BẠCH THƯỢC VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

7.1 Tác dụng trong Y học cổ truyền

Theo Đông y, Bạch thược có tác dụng sau:
Trừ huyết, phá kiên tích
Chỉ thủy tả, chỉ phúc thống, tả Tỳ nhiệt
Dưỡng huyết, hoãn trung, chỉ thống, thu hãn, liễm âm
Ích nữ tử huyết, nhu can, định thống
Bổ thận khí, tiêu huyết ứ, năng thực nùng, thông tuyên tạng phủ…
Được dùng trong chủ trị các vấn đề như: Đau lưng, đau bụng, đau mắt đỏ, trúng ác khí, phế cấp trướng nghịch, can huyết bất túc, hen suyễn, chữa các chứng bệnh phụ nữ, sản hậu…
Rễ bạch thược được khô là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh

7.2. Tác dụng theo Y học hiện đại

Y học cũng đã nghiên cứu và ghi chép cụ thể các tác dụng dược lý của Bạch thược như sau:

Điều trị vấn đề nội tiết tố

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Bạch thược có khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến nội tiết tố ở phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh…
Nghiên cứu tại trường Đại học RMIT của Úc cho thấy, bạch thược chứa hoạt chất phytoestrogen có trong dược liệu có cấu trúc tương tự như Estrogen – hormone sinh dục ở nữ. Điều này giúp củng cố thêm tác dụng chữa bệnh liên quan đến nội tiết tố nữ của bạch thược như rối loạn kinh nguyệt, vô kinh,... theo y học cổ truyền.
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Trung Quốc - Hoa kỳ vào năm 1991, các nhà khoa học đã tìm thấy hoạt chất paeoniflorin, có tác dụng ức chế sản xuất testosterone và thúc đẩy hoạt động của aromatase, chuyển đổi testosterone thành estrogen. Đến năm 2012 tác dụng này một lần nữa được nhắc tới trong nghiên cứu về các chất trong tự nhiên kháng nội tiết tố androgen của Bệnh viện Kings College – Anh.

Cải thiện tình trạng trầm cảm và rối loạn lo âu

Trong y học cổ truyền, Bạch thược được dùng nhiều trong các bài thuốc sơ can giải uất như Sài hồ sơ can thang, Tiêu dao tán, …
Gần đây, nhóm nghiên cứu tại Đại học Y học cổ truyền Sơn Đông vào năm 2020 đã công bố nghiên cứu khẳng định, chiết xuất dược liệu có khả năng cải thiện các vấn đề về rối loạn lo âu, đặc biệt là hội chứng rối loạn lo âu trong tiền kinh nguyệt.
Các hoạt chất trong Bạch thược tác động trực tiếp đến Estrogen β (ER β), tryptophan hydroxylase-2 (TPH2) cũng như chất vận chuyển serotonin (SERT). Từ đó, làm tăng serotonin, từ đó có tác dụng chống trầm cảm, giảm căng thẳng.
Ngoài ra, hoạt chất glucozit trong dược liệu cũng được nghiên cứu là có tác dụng an thần, giảm đau hiệu quả nhờ khả năng ức chế trực tiếp vùng trung khu của hệ thần kinh.
Một nghiên cứu khác của Đại học Chiết Giang -Trung Quốc năm 2018 cho thấy paeoniflorin vừa bảo vệ thần kinh vừa chống trầm cảm.

Điều trị viêm loét dạ dày

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra dịch chiết dược liệu có tác dụng bảo vệ dạ dày thông qua hoạt động chống oxy hóa, loại bỏ tác nhân gây loét dạ dày.
Ngoài ra, hoạt chất paeoniflorin trong Bạch thược hỗ trợ cải thiện bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. 
Nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2019 cho biết: Dược liệu có tác dụng tăng cường lợi khuẩn trong dạ dày. Nhờ đó, hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, cải thiện rối loạn tiêu hóa.

Điều hòa miễn dịch, chống viêm

Bạch thược có chứa khoảng 15 glycosid (gọi chung là total glucosides of paeony – TGP). Trong đó paeoniflorin và albiflorin là những thành phần phổ biến nhất. Một tác dụng nữa của Bạch thược được Y học hiện đại phát hiện đó là điều trị một số bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp,...  Đồng thời, dược liệu có tác dụng chống lại các tổn thương trong cơ quan, giúp kháng viêm, giảm đau, bảo vệ hệ thần kinh và tim mạch.

Tác dụng giảm đau của bạch thược

Trong chương “Tiềm năng của y học cổ truyền Trung Quốc trong việc điều trị và điều chỉnh cơn đau” đăng năm 2016 trên tạp chí Advances in Pharmacology có phần:
Các cơ chế về tác dụng giảm đau của bạch thược:
Tác dụng kháng cholinergic
Tác dụng chống viêm
Ức chế tổng hợp các chất trung gian gây viêm, các cytokine tiền viêm
Ức chế sản xuất chemokine từ các tế bào nội mô, tạo ra chất chống oxy hóa và giảm tính thấm vi mạch.
Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng paeoniflorin trực tiếp ngăn chặn sự hoạt hóa tế bào vi mô do morphin gây ra, do đó làm tăng tác dụng giảm đau cấp tính của morphin.
Paeniflorin có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng nên hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột, giảm đau bụng nên ngủ cũng tốt hơn.

8. CÁCH DÙNG, LIỀU LƯỢNG

Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau như sắc nước uống, tán bột để làm hoàn… Liều lượng được khuyến cáo là khoảng từ 6 – 12g/ngày dưới dạng thuốc sắc và có thể điều chỉnh cho hợp lý tùy thuộc vào mỗi bài thuốc. 
 
Bạch thược cũng là một trong 4 vị thuốc chính có trong sản phẩm HOẠT HUYẾT THÔNG MẠCH P/H có tác dụng dưỡng huyết, nhuận gan, lợi niệu, chỉ thống, chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều, bế kinh, phụ nữ bị xích bạch đới lâu năm không khỏi. Giúp tăng cường sức đề kháng, chữa cơ thể suy nhược, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện khó. 

9. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VỊ THUỐC BẠCH THƯỢC

Mặc dù là dược liệu tốt có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý:
Không dùng dược liệu này kết hợp với Thạch hộc, Tiêu thạch, Miết giáp, Mang tiêu, Lê lô, Tiểu kế (Theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Không dùng trong trường hợp huyết hư hàn.
Không dùng khi bị mụn đậu.
Trường hợp tỳ khí hàn, đầy hơi, chướng bụng không nên dùng Bạch thược.
Người bị đau bụng, tiêu chảy do hàn tà gây ra, đau do trường vị hư lạnh không được dùng Bạch thược.
Không sử dụng khi có cảm giác lạnh bụng, đau bụng do lạnh, trúng hàn gây tiêu chảy.
 
Bạch thược là vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu còn băn khoăn thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 1800 5454 35 để được bác sĩ chuyên môn hỗ trợ.