Ngày 15 tháng giêng âm lịch năm Canh Tý, tại khuôn viên vườn dược liệu nhà máy GMP - WHO, các thành viên trong gia đình Phúc Hưng tề tựa bên nhau, thắp nén nhang thơm tưởng nhớ các bậc tổ nghề, thánh y thuốc y học cổ truyền Việt Nam tại Nhà Tâm Phúc.

 

Nhớ về cuộc đời của hai bậc danh y

 

Trải dài suốt các thời đại phong kiến Việt Nam, số danh y được lịch sử ghi lại cũng nhiều, nhưng hai danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông được người đời ca tụng, không chỉ vì tài năng chữa bệnh, tác phẩm để lại cho đời, mà cao nhất, còn là đức độ của người làm thuốc.

 

Tuệ Tĩnh (1330-1400), tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, phủ Thượng Hồng, huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông được gửi vào chùa tu tập. Năm 22 tuổi, ông đỗ Thái Học sinh (học vị Tiến sĩ sau này) nhưng không ra làm quan mà tiếp tục tu hành, pháp danh Tuệ Tĩnh, chuyên tâm nghiên cứu y học, đặc biệt là các bài thuốc nam, trị bệnh, cứu người. Không những viết sách, chữa bệnh ông còn tổ chức cho nhân dân biết cách vệ sinh, phòng chống bệnh, dạy cho nhiều đệ tử và biến các chùa thành nơi chữa bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngay từ làng, xã.

 

Sống ở thời Trần, Tuệ Tĩnh đã soạn ra nhiều bộ sách như Nam dược thần hiệu và Nam dược chính bản, sau đổi tên thành Hồng Nghĩa giác tư y thư rất nổi tiếng và có ý nghĩa về lịch sử y học và văn học Việt Nam. Đáng tiếc là khi quân Minh sang xâm chiếm nước ta, chúng đã tịch thu hoặc phá huỷ hết sách vở, nên nguyên tác của các cuốn Dược tính chỉ nam và Thập tam phương gia giảm đều không còn nữa.

 

Các tác phẩm nói trên chỉ được người đời sau ghi chép lại theo truyền khẩu dân gian mà thôi. Bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư của ông để lại gồm hai quyển, quyển Thượng gồm 590 tên vị thuốc Nam, và đặc tính của 220 vị thuốc Nam, viết bằng thơ Nôm theo lối Đường luật. Quyển Hạ viết về các lý luận âm dương ngũ hành sinh hoá vào con người trong tiết khí bốn mùa, sự ảnh hưởng và bệnh tật, cách điều trị lâm sàng.

 

Các sách khác của ông như Thập tam phương gia giảm, Bố âm đơn, và Dược tính phú, đều là sách hướng dẫn gia giảm khi dùng thuốc chữa bệnh.

 

Với những bộ sách đồ sộ này, Tuệ Tĩnh vẫn xứng đáng được coi là ông tổ ngành dược Việt Nam.

 

Về sau, danh y Hải Thượng Lãn Ông đã kế thừa 496 bài phú dùng thuốc của Tuệ Tĩnh để đưa vào các bộ sách y dược như Lĩnh Nam bản thảo, Hành giản trân nhu, Vệ sinh yếu huyệt…

 

Với cuốn Nam dược thần hiệu, danh y Tuệ Tĩnh đề cao những công hiệu của các loại thuốc Nam có sẵn ở nước ta, khiến các lương y trong nước có thể xây dựng nền y học tự chủ, tự cường, độc lập, tránh phụ thuộc vào Đông y của Trung Quốc.

 

Chủ trương của ông là "Nam dược trị Nam nhân", ông nêu lên biện chứng khái quát về dược lý, hướng điều trị của hàng trăm vị thuốc. Ông nhận định, Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nên bệnh thiên về thấp nhiệt, đàm hỏa và thường thì chính khí hư yếu. Do đó, phép chữa sẽ là: thanh nhiệt, trừ thấp, tả hỏa, hóa đàm, công bổ kiêm thi.

 

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác (1720-1791), nguyên quán xóm Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), nên sau này, ông lấy biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, tức là Ông già lười quê ở trấn Hải Dương, phủ Thượng Hồng.

 

Hải Thượng Lãn Ông cũng là một bậc danh y của nền y học cổ truyền Việt Nam. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.

 

Sau chuyến lên kinh đô chữa bệnh cho chúa Trịnh và thế tử, ông cũng để lại tập bút ký Thượng kinh ký sự, trong đó có ghi lại rất nhiều trường hợp chữa bệnh cho từng bệnh nhân, với chi tiết đơn thuốc, hiệu quả… Bộ sách này không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

 

Cả Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều là những tấm gương sáng ngời về Y đức. Trong các tác phẩm của mình, Tuệ Tĩnh luôn nhắc nhở bản thân phải thương dân bệnh tật chết chóc, lo giữ nước vững bền, trước phải tìm thuốc chữa bệnh ở cây cỏ quanh mình, phổ biến một cách rộng rãi cho dân chúng biết và sử dụng.

 

Ngôi nhà TÂM PHÚC của gia đình Phúc Hưng

 

Đông dược Phúc Hưng, tiền thân là tổ hợp tác, được thành lập từ đầu những năm 90, với gần 20 cán bộ công nhân viên, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc Y học cổ truyền.

 

Đến năm 2000, Đông dược Phúc Hưng chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH với ước vọng giữ gìn và phát triển những tinh hoa y học cổ truyền dân tộc, ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại để tạo ra những loại thuốc thảo dược tốt nhất góp phần nâng cao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trải qua hơn 20 năm trưởng thành & phát triển, Đông dược Phúc Hưng đã trở thành thương hiệu thuốc y học cổ truyền hàng đầu được người dân tin dùng.

 

Trong suốt hơn 20 năm trên chặng đường phát triển ấy, chữ “Tâm” của người làm thuốc luôn được đặt lên hàng đầu, thấm nhuần với từng thành viên trong gia đình Phúc Hưng. Chữ “Tâm” của ban lãnh đạo là định hướng cho toàn thể công ty nỗ lực hết mình “góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, Chữ “Tâm” của người công nhân là trách nhiệm đảm bảo từng viên thuốc phải tốt nhất, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất; chữ “Tâm” của mỗi trình dược viên là giữ chữ tín, tận tụy với khách hàng. Để chữ “Tâm” ấy luôn mãi sáng mãi theo dòng thời gian, mỗi thành viên trong gia đình Phúc Hưng đã cùng chung tay, đặt từng viên gạch xây nên ngôi nhà TÂM PHÚC. Nhà Tâm Phúc không chỉ là nơi chúng tôi dâng nén nhang thơm, kính cẩn cúi đầu tưởng nhớ ơn đức của bậc tiền nhân xưa mà còn là nơi để mỗi thành viên Phúc Hưng tìm về, tĩnh tâm sau những bộn bề, lo toan của cuộc sống.

 

Cùng dành một phút để nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ trong lễ khánh thành nhà Tâm Phúc: