Đứng dậy quá nhanh bị hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?
22/04/2024
Rất nhiều người trong chúng ta có thể gặp phải các triệu chứng choáng váng, hoa mắt, mất thăng bằng khi đứng lên đột ngột. Vậy triệu chứng hoa mắt, chóng mặt này có nguy hiểm hay không và đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?
Hoa mắt, chóng mặt khi đứng dậy nhanh là bình thường hay bất thường?
Thông thường, máu chảy tới và đi khỏi trái tim, luân chuyển khắp cơ thể. Vì vậy, khi chúng ta đứng, máu từ các chân phải chống lại trọng lực để tới tim. Nhưng khi ngồi, điều đó không xảy ra.
Khi chúng ta thay đổi tư thế ngồi, rồi đứng dậy quá nhanh, trái tim không thể điều chỉnh việc bơm máu thêm, khiến huyết áp giảm xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây. Và khoảnh khắc thay đổi nhanh chóng này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới mắt của chúng ta, làm giảm lượng oxy và đường mà máu cung cấp cho võng mạc - vùng mắt chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng.
Lúc này, võng mạc bắt đầu phát ra các tín hiệu ánh sáng lóe lên bất thường, đánh lừa bộ não nghĩ rằng bạn đang nhìn thấy các đốm sáng khi chúng không tồn tại ở đó.
Việc hoa mắt chỉ xảy ra trong giây lát trước khi trái tim có thể điều chỉnh huyết áp về bình thường. Không phải là biểu hiện của bệnh lý nào cả.
Tuy nhiên nếu hiện tượng hoa mắt chóng mặt xảy ra thường xuyên, bạn cần lưu ý đến bệnh Hạ huyết áp tư thế đứng - còn được gọi là hạ huyết áp tư thế - là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể làm cho cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, và có thể ngất xỉu.
Hạ huyết áp tư thế đứng có thể xảy ra cho bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Hạ huyết áp tư thế đứng thường là nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng. Tuy nhiên, hạ huyết áp tư thế đứng lâu dài có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, do đó, cần đi khám bác sĩ nếu thường xuyên cảm thấy choáng váng khi đứng. Nó thậm chí còn cấp bách hơn, đến gặp bác sĩ nếu bị mất ý thức, ngay cả trong giây lát.
Hoa mắt, chóng mặt có thể gặp ở rất nhiều người trong cuộc sống hàng ngày
Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên cũng có thể do tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sắt là một khoáng chất giữ vai trò quan trọng, nó có ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau của cơ thể. Bao gồm trong đó là việc tổng hợp hemoglobin– chất vận chuyển oxy trong máu, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. Khi cơ thể thiếu chất sắt, cơ thể sẽ dễ bị mệt mỏi, suy nhược và sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống.
Ngoài ra, triệu chứng hoa mắt, chóng mặt khi đứng dạy cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh như thiếu máu, bệnh ở hệ thần kinh, tim mạch, xuất huyết tiêu hóa,...
Những ai dễ bị hoa mắt, chóng mặt?
Bất cứ ở độ tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng này, nhưng hay gặp nhất và gặp liên quan đến dấu hiệu bệnh lý là gặp ở độ tuổi trẻ dậy thì và người lớn tuổi.
+ Thường gặp ở người bệnh lớn tuổi, do người lớn tuổi ít hoạt động thể lực, và bị các bệnh mãn tính như huyết áp cao, huyết áp thấp, động mạch xơ vữa hay tắc nghẽn mạch làm cho máu lưu thông kém nên sẽ hay gặp tình trạng này.
+ Người có tiền sử thiếu máu, bệnh tim mạch, thần kinh,...
+ Trẻ ở lứa tuổi dậy thì liên quan sự thay đổi trong cơ thể nhu cầu sử dụng sắt tăng lên, nếu không có chế độ ăn điều độ và bổ sung thêm sắt thì xuất hiện tình trạng hoa mắt là rất bình thường.
Cách phòng tránh hoa mắt, chóng mặt
Cách phòng tránh tốt nhất là bạn nên hạn chế việc đứng dậy một cách đột ngột khi đang ngồi hoặc nằm. Thay vào đó, hãy ngồi dậy và đứng lên từ từ để máu lưu thông đồng đều. Nếu làm cách này không khắc phục mà tình trạng kéo dài liên tục thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ thăm khám và có thể làm một số xét nghiệm tổng quát như xét nghiệm máu, X-quang, CT cắt lớp để quan sát những tổn thương ở tim hay mạch máu,...
Với những trường hợp do thiếu máu, cần bổ sung thêm các loại thuốc uống bổ máu và thực phẩm nhiều sắt như hạt mè đen, hạt đậu, đậu Hà Lan, bông cải xanh, ngũ cốc và bánh mì,... Một số loại thuốc giúp bổ máu như viên sắt tổng hợp, các loại vitamin B, Hoạt huyết thông mạch P/H,...
Ngoài ra, để tăng cường hấp thu sắt, nên sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C có trong các loại quả như cam, chanh, bưởi, cà chua, ổi,...