Qua nội dung bài viết này, các bác sĩ chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của người bệnh về nhóm bệnh lý liên quan tới tình trạng này: Rối loạn tuần hoàn ngoại vi là gì? Triệu chứng của rối loạn tuần hoàn ngoại vi? Rối loạn tuần hoàn ngoại vi có nguy hiểm không và điều trị ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất.

Rối loạn tuần hoàn ngoại vi là gì?

Hệ thống thần kinh ngoại vi là những phần của hệ thống thần kinh nằm ngoài não và tủy sống bao gồm các dây thần kinh sọ não và các dây thần kinh tủy sống từ nguyên ủy cho đến tận cùng.

Rối loạn tuần hoàn ngoại vi liên quan đến hệ thống thần kinh ngoại vi.

Rối loạn tuần hoàn ngoại vi có các triệu chứng gây ra bởi các mảng xơ vữa và cục máu đông hình thành gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu nuôi dưỡng các chi và có thể ảnh hưởng đến mạch máu lưu thông lên não. Rối loạn tuần hoàn ngoại vi phổ biến là các tổn thương động mạch vùng tiểu khung, chân, bàn chân.

Những người mắc bệnh rối tuần hoàn ngoại vi nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến vận động, thậm chí là hoại tử; ảnh hưởng tới thần kinh vận động dẫn đến yếu hoặc liệt cơ. Bệnh có thể tiến triển nặng và gây tử vong.

Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn ngoại vi

Các dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn ngoại vi thường gây đau và mệt mỏi ở chân và đặc biệt là trong khi tập thể dục. Cơn đau có thể cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi.

Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các mạch cung cấp máu và oxy ở: - Cánh tay; - Dạ dày và ruột; - Thận.

Trong tình trạng rối loạn tuần hoàn ngoại vi, các mạch máu bị thu hẹp và lưu lượng máu giảm. Điều này có thể là do xơ cứng động mạch hoặc co thắt mạch máu. Trong xơ cứng động mạch, các mảng xơ vữa tích tụ trong mạch, hạn chế lưu lượng máu và oxy đến các cơ quan và tay chân.

Khi các mảng xơ vữa tích tụ nhiều, cục máu đông sẽ hình thành và chặn hoàn toàn động mạch. Điều này có thể dẫn đến tổn thương nội tạng và mất ngón tay, ngón chân hoặc tay chân, nếu không được điều trị. Ngoài động mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi có thể xảy ra ở các tĩnh mạch, nhưng phổ biến vẫn là động mạch. Theo các chuyên gia, khoảng 12-20% những người trên 60 tuổi mắc bệnh động mạch ngoại biên. Có thể nói động mạch ngoại biên là loại bệnh mạch máu ngoại vi, rối loạn tuần hoàn ngoại vi phổ biến nhất.

Tùy theo tình trạng bệnh xảy ra ở động mạch hay tĩnh mạch mà các triệu chứng biểu hiện khác nhau. Thông thường các triệu chứng của rối loạn tuần hoàn ngoại vi có thể xảy ra ở các khu vực sau:

  • Mông
  • Bắp chân
  • Hông
  • Đùi
  • Cánh tay

Các triệu chứng đau nhức sẽ xuất hiện tại các khu vực này khi người bệnh đi bộ quá nhanh hoặc đi đường dài. Các triệu chứng thường biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ và thường xuyên hơn. Đau chân và mệt mỏi có thể kéo dài ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

Các triệu chứng khác của rối loạn tuần hoàn ngoại vi bao gồm:

  • Tê bì tay chân.
  • Chuột rút khi nằm
  • Da chân hoặc cánh tay có màu xanh nhạt hoặc đỏ
  • Da mỏng, nhợt nhạt hoặc sáng bóng ở chân và bàn chân
  • Vết thương chậm lành và loét
  • Ngón chân lạnh, châm đốt hoặc tê
  • Mạch ở bàn chân chậm hoặc không có
  • Cơ bắp cảm giác nặng nề hoặc tê liệt

Rối loạn tuần hoàn ngoại vi là thuật ngữ chỉ những bệnh liên quan tới

các bệnh mạch máu nhỏ kể cả động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể.

Phân loại các bệnh lý liên quan tới rối loạn tuần hoàn ngoại vi

Khi chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ cân nhắc các bệnh lý cụ thể có liên quan tới rối loạn tuần hoàn ngoại vi bao gồm:

  • Bệnh mạch máu ngoại vi vật lý: bệnh lý gây ra bởi những thay đổi trong các mạch máu do viêm, tích tụ mảng bám hoặc tổn thương mô.
  • Bệnh mạch máu ngoại vi chức năng: Bệnh lý gây ra tình trạng lưu lượng máu giảm để thích ứng với kích thước mạch máu thay đổi, chẳng hạn như tín hiệu não hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể. Trong bệnh mạch máu ngoại vi chức năng, các mạch máu không bị tổn thương vật lý.

Nguyên nhân bệnh mạch máu ngoại vi vật lý

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mạch máu ngoại vi là xơ cứng động mạch. Tình trạng này có thể hạn chế lưu lượng máu trong động mạch. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra cục máu đông.

Các yếu tố nguy cơ phổ biến của chứng xơ cứng động mạch bao gồm:

  • Huyết áp cao (tăng huyết áp)
  • Cholesterol cao hoặc chất béo trung tính
  • Viêm do viêm khớp, lupus hoặc các tình trạng khác
  • Kháng insulin
  • Hút thuốc

Các tình trạng sau đây có thể gây ra thay đổi cấu trúc trong các mạch máu:

  • Bệnh Buerger
  • Suy tĩnh mạch mạn tính
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
  • Hội chứng Raynaud
  • Huyết khối
  • Suy tĩnh mạch
  • Chấn thương, viêm hoặc nhiễm trùng trong các mạch máu
  • Nguyên nhân bệnh mạch máu ngoại vi chức năng

Nguyên nhân gây bệnh mạch máu ngoại vi chức năng

Mạch máu ngoại vi chức năng xảy ra khi các mạch máu có phản ứng tăng lên với các tín hiệu não và yếu tố môi trường. Nguyên nhân phổ biến của việc này bao gồm:

  • Nhiệt độ lạnh
  • Sử dụng chất gây nghiện
  • Căng thẳng

Những người có nguy cơ cao bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi

Những yếu tố được đánh giá là làm tăng nguy cơ bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi bao gồm:

  • Tuổi tác. Những người từ 50 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi.
  • Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc xơ cứng động mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi và các tình trạng tim mạch khác.
  • Lối sống không lành mạnh. Những người hút thuốc, sử dụng chất gây nghiện, lười tập thể dục hoặc ăn uống không đủ chất có nhiều khả năng bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi.
  • Tiền sử mắc bệnh của gia đình. Nguy cơ mắc rối loạn tuần hoàn ngoại vi tăng đối với những người có tiền sử bệnh mạch máu não hoặc đột quỵ. Những người có tiền sử gia đình mắc cholesterol cao, tăng huyết áp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tình trạng sức khỏe khác. Những người bị cholesterol cao, tăng huyết áp, bệnh tim hoặc tiểu đường có nguy cơ phát triển rối loạn tuần hoàn ngoại vi.

Làm gì để chẩn đoán rối loạn tuần hoàn ngoại vi?

Nếu nghi ngờ bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm, giúp bệnh cải thiện và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Bác sĩ có thể thực hiện thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng giúp chẩn đoán chính xác bệnh như:

  • Kiểm tra đầy đủ bệnh sử cá nhân và gia đình, bao gồm thông tin về lối sống, chế độ ăn uống và sử dụng thuốc.
  • Thực hiện kiểm tra thể chất, bao gồm kiểm tra nhiệt độ da, quan sát bên ngoài và các mạch ở chân và bàn chân.
  • Thực hiện một số thăm khám cận lâm sàng:

+ Chụp động mạch. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào động mạch để xác định khu vực động mạch bị tắc hoặc chặn.

+ Chỉ số ABI. Xét nghiệm không xâm lấn này sẽ đo huyết áp ở mắt cá chân. Sau đó, bác sĩ so sánh chỉ số này với chỉ số huyết áp ở cánh tay. Bạn sẽ được lấy số đo huyết áp sau khi nghỉ ngơi và hoạt động thể chất. Nếu huyết áp ở chân thấp, mạch máu có thể tắc nghẽn.

+ Xét nghiệm máu. Mặc dù xét nghiệm máu không thể chẩn đoán bệnh rối loạn tuần hoàn ngoại vi nhưng chúng có thể giúp bác sĩ kiểm tra các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, như bệnh tiểu đường và cholesterol cao.

+ Chụp CT mạch máu.

+ Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA).

+ Siêu âm. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát thấy máu lưu thông qua các động mạch và tĩnh mạch.

Điều trị rối loạn tuần hoàn ngoại vi

Mục đích điều trị rối loạn tuần hoàn ngoại vi là làm chậm hoặc ngừng tiến triển bệnh, kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Kế hoạch điều trị bệnh thường liên quan đến thay đổi lối sống. Một số người cũng có thể cần dùng thuốc. Trường hợp nặng, bạn có thể phải điều trị bằng phẫu thuật.

Thay đổi lối sống bao gồm:

+ Tập thể dục thường xuyên, bao gồm đi bộ

+ Chế độ ăn uống cân bằng

+ Giảm cân nếu cần thiết

+ Bỏ hút thuốc

Các loại thuốc để điều trị bệnh rối loạn tuần hoàn ngoại vi bao gồm nhóm thuốc giảm cơn đau; thuốc điều trị đau cơ; thuốc ngăn chặn đông máu.

Những người rối loạn tuần hoàn ngoại vi nặng có thể cần phẫu thuật để mở rộng các động mạch hoặc loại bỏ cục máu đông.

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa rối loạn tuần hoàn ngoại vi?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, có thể giảm nguy cơ mắc mạch máu ngoại vi bằng cách:

  • Bỏ hút thuốc lá
  • Thường xuyên tập thể dục khoảng 150 phút/tuần, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ
  • Chế độ ăn uống cân bằng
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Kiểm soát lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp
  • Sử dụng thường xuyên các thuốc bổ máu, hoạt huyết có nguồn gốc thảo dược. .

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp người bệnh có thêm kiến thức về rối loạn tuần hoàn ngoại vi và có thể trả lời được câu hỏi rối loạn tuần hoàn ngoại vi là gì? Nếu có các triệu chứng của rối loạn tuần hoàn ngoại vi, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và theo dõi điều trị kịp thời nhé!

Bác sĩ 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338